Năm 1992, cô Tina Gibson mới gần 2 tuổi. Khi đó một cặp vợ chồng đã hiến tặng các phôi thai cho một bệnh viện ở Midwest, Mỹ. Những phôi này được cất giữ bằng kỹ thuật đông lạnh.
Tháng 2/2020, một trong số các phôi này được cấy vào cơ thể cô Tina ở bang Tennessee theo nguyện vọng của cô. Tháng 10/2020 cô Tina đã sinh một em bé nặng hơn 3 kg. Vợ chồng cô đặt tên bé là Molly. Sự ra đời của bé Molly đã giữ kỷ lục về thời gian đông lạnh của phôi thai trước khi được sinh ra làm người. Kỷ lục cũ là của chị gái Molly, bé Emma cũng do vợ chồng cô Tina xin phôi của cùng cặp đôi hiến tặng với bé Molly. Emma ra đời năm 2017.
Bác sĩ Jeffrey Keenan - Giám đốc Trung tâm quốc gia về Hiến tặng phôi thai, Mỹ, cho biết việc bé Molly chào đời cho thấy không có giới hạn về thời gian đông lạnh phôi thai, chỉ có kỹ thuật đông lạnh thì đã thay đổi đáng kể từ những năm 1990 đến nay.Bác sĩ Mindy S. Christianson - Giám đốc chuyên môn của Trung tâm hỗ trợ sinh sản Johns Hopkins, Mỹ, nói rằng sự ra đời của em bé này là một bước phát triển cho phép các bác sỹ sản khoa khẳng định với những người muốn làm cha mẹ rằng một phôi thai được giữ đông lạnh trong nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ, sẽ có khả năng sống được. "Những người muốn sinh con bằng kỹ thuật này thường hỏi có thể cấp đông phôi thai trong bao lâu, và câu trả lời thường là "chúng tôi thực sự không biết". Đến nay chúng ta có thể tự tin nói rằng đã có những em bé được sinh ra từ phôi thai đông lạnh suốt 27 năm."
Theo bác sĩ Sigal Klipstein, Chuyên gia về sinh sản, thời gian đông lạnh phôi không quan trọng mà là chất lượng của phôi. Nếu phôi có chất lượng tốt thì khi cấp đông và khi rã đông phôi đều tốt.
Vợ chồng cô Tina quyết định xin phôi hiến tặng sau khi biết được câu chuyện của một phụ nữ cũng mang thai bằng cách này. Vợ chồng cô đã định xin con nuôi nhưng mất 5 năm vất vả với các thủ tục vẫn không được. Họ không muốn làm thụ tinh ống nghiệm vì người chồng, anh Ben đã 36 tuổi lại bị u xơ nang và bản thân cô Tina trước đây đã từng bị bệnh này. Họ sợ có thể di truyền căn bệnh sang cho con.
Khi bắt đầu tìm kiếm phôi thai ở các trung tâm hiến tặng, họ được biết về tuổi, đặc điểm cơ thể, trình độ học vấn và tiểu sử sức khỏe, thậm chí cả sở thích của người hiến tặng, nhưng tuổi của phôi thì không có thông tin gì. Cô Tina ban đầu cũng lo lắng về vấn đề này, nhưng cảm thấy yên tâm khi bác sỹ Keenan nói với cô rằng không có gì khác biệt về tuổi của phôi ảnh hưởng đến sức khỏe em bé và thực tế là cả hai lần mang thai, cô Tina đều khỏe mạnh.
Bác sĩ Keenan cho biết trung tâm của ông đã có gần 1.000 trường hợp em bé sinh ra từ phôi hiến tặng. Thông thường, các cặp vợ chồng áp dụng phương pháp thụ tinh ống nghiệm xong, những trứng và tinh trùng còn lại họ thường có một vài lựa chọn là bỏ đi, đem tặng cho người khác, tặng cho cơ sở y tế để nghiên cứu y khoa hoặc lưu trữ bằng cách đông lạnh.
Nhìn chung, mọi người vẫn rất phân vân về việc cho đi phôi thai của mình khi nghĩ rằng đứa con ruột thịt của mình có thể được sinh ra và lớn lên trong gia đình khác. Bác sỹ Klipstein cho biết trong quá trình làm việc, bà nhận thấy chưa đến 1% số người đến các cơ sở hỗ trợ sinh sản lựa chọn việc hiến tặng phôi thai còn lại của mình, vì "người ta vẫn cảm thấy có mối liên hệ với vật liệu di truyền mà mình tạo ra". Thậm chí, nhiều người hiến tặng tìm cách duy trì mối quan hệ với những người được tặng.
Phạm Hường
Theo Nytimes
Phoi thai dong lanh duoc bao lau?
Nam 1992, co Tina Gibson moi gan 2 tuoi. Khi do mot cap vo chong da hien tang cac phoi thai cho mot benh vien o Midwest, My. Nhung phoi nay duoc cat giu bang ky thuat dong lanh.
Phôi thai đông lạnh được bao lâu?
By www.tincongnghe.net
Năm 1992, cô Tina Gibson mới gần 2 tuổi. Khi đó một cặp vợ chồng đã hiến tặng các phôi thai cho một bệnh viện ở Midwest, Mỹ. Những phôi này được cất giữ bằng kỹ thuật đông lạnh.