Apple luôn khẳng định sẽ đi theo con đường riêng của mình. Trong khi trên các thiết bị Android, phương án mở khóa bằng khuôn mặt và mở khóa bằng vân tay đã được triển khai từ lâu, tại sao iPhone lại lược bỏ đi một phần tính năng này?
Yếu tố chi phí
Ngay khi iPhone 12 ra mắt, việc không có bộ sạc đi kèm đã bị nhiều người dùng chỉ trích, được gọi là bảo vệ môi trường, nhưng trong phân tích cuối cùng thì đó là vấn đề chi phí. Apple là một công ty có thể "sống" rất tốt, sẽ không lấy ra những thứ mà họ cảm thấy không cần thiết, dù sao cũng tiết kiệm được tiền, mặc kệ người dùng có chấp nhận được hay không.
Dường như quan điểm “người dùng phải thích nghi với iPhone, không phải iPhone thích nghi với người dùng” vẫn đang là hướng đi trọng tâm của Apple. Chính vì vậy, dù chức năng mở khóa bằng vân tay hiện vẫn phổ biến, và Apple hoàn toàn có khả năng tích hợp chức năng này dưới màn hình, tuy nhiên iPhone chỉ hỗ trợ mở khóa bằng khuôn mặt và các phương pháp mở khóa thông thường.
Yếu tố bảo mật
Có muôn vàn cách bẻ khóa vân tay, từ can thiệp phần cứng lẫn phần mềm, điều đó khiến cho chức năng bảo mật này trên smartphone trở thành một chiếc “gân gà”. Người ta dễ dàng biến chiếc iPhone bị đánh cắp trở thành một chiếc điện thoại hoàn toàn mới và có thể sử dụng đầy đủ các tính năng, dù trước đó đã được thiết lập bảo mật bằng vân tay (ở các dòng iPhone đời cũ).
Trong khi đó, Face ID thì không dễ để mở khóa can thiệp. Apple luôn coi trọng vấn đề “bảo mật và quyền riêng tư” của điện thoại di động, phương thức mở khóa cũng vậy. Mặc dù tính năng mở khóa bằng vân tay hiện nay rất phổ biến, nhưng trong mắt Apple, điều đó là không an toàn, kết hợp với “vấn đề chi phí” nói trên, “nhà Táo” đã loại bỏ chức năng này khỏi iPhone 12 là điều hoàn toàn dễ hiểu.
|
Apple vẫn quyết định nằm ngoài cuộc chơi cảm biến vân tay ẩn dưới màn hình? |
Trên thực tế, Apple cũng đã đẩy mạnh nghiên cứu về tính năng mở khóa bằng vân tay cảm biến ẩn dưới màn hình. Đây cũng là tính năng mới từng được đồn đoán sẽ xuất hiện ở dòng iPhone 12, nhưng vì một lý do nào đó, có thể nó vẫn chưa sẵn sàng vào thời điểm hiện tại.
Yếu tố thương hiệu
Điện thoại di động Apple từng là hình mẫu để điện thoại Android học theo. Để đảm bảo yếu tố thương hiệu cũng như lựa chọn hướng đi riêng cho mình, Apple luôn tự khẳng định vị thế bằng những quyết định táo bạo.
Đầu tiên bỏ jack cắm tai nghe, sau đó bỏ mở khóa vân tay và lần này bỏ củ sạc, có thể nói là có ưu khuyết điểm liên tục, ưu điểm là tiết kiệm chi phí, còn nhược điểm là cho người dùng. Nhưng Apple đã làm được điều này vì họ là Apple, một thương hiệu đặc biệt đáng tự hào.
Chuỗi hành động của Apple có thể nói là khá thất thường, nhưng hệ thống iOS và hệ sinh thái và chip A-series cho phép Apple có đủ tư cách, để làm những điều mà các thiết bị Android không dám làm.
Xét cho cùng, từ hai thành phần quan trọng của hệ thống và về mặt chip, nó hoàn toàn khác với thiết bị Android nên Apple mới dám chủ động đi ngược lại trào lưu và kỳ vọng tạo nên xu hướng mới. Theo dự đoán sơ bộ, trong tương lai iPhone thậm chí sẽ không được giao tận nơi và sẽ có rất nhiều người ủng hộ phương án này.
Tóm lại
Lý do khiến iPhone12 không xem xét nhu cầu của người dùng và bổ sung tính năng mở khóa bằng vân tay trước hết là vì lý do chi phí, thứ hai là vì lý do bảo mật và thứ ba là vì lý do thương hiệu.
Nói một cách tổng thể, hơn 90% lợi nhuận từ điện thoại thông minh toàn cầu là do Apple, Samsung và một số thương hiệu khác lũng đoạn. Trong đó, Apple cùng với sản phẩm iPhone đã trở thành một thước đo chuẩn mực cho sự thành công, sẽ không có nhiều bất ngờ nếu "nhà Táo" đưa ra những bước đi chiến lược mang tính độc đoán và người dùng cũng đã dần quen thuộc với vấn đề này.
Phong Vũ