Nội dung ‘bẩn’ từ các drama đang lấn át nội dung ‘sạch’ trên mạng xã hội

Do cơ chế ưu tiên hiển thị các nội dung theo xu hướng và sở thích của người dùng, những nội dung tiêu cực từ các drama liên tục xuất hiện trên mạng xã hội, trong khi các nội dung lành mạnh lại ít được chú ý hơn.


Một buổi sáng thức dậy, như thường lệ, Hoàng Linh (TPHCM) vào mạng xã hội để cập nhật những chủ đề yêu thích về tài chính và marketing. Thế nhưng, thay vì những nội dung mong muốn, trang tin của cô lại tràn ngập drama giữa ViruSs và Ngọc Kem…


Noidungbantrenmang
Hằng Du Mục và Quang Linh Vlogs quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội. Ảnh: FBNV

"Tôi không thể thấy các nội dung mình từng đọc nữa. Những chuyện tình cảm cá nhân của ViruSs liên tục xuất hiện trên tường dù tôi không hề quan tâm. Những nội dung này thật sự vô bổ và khiến tôi khó chịu," Hoàng Linh chia sẻ một cách bức xúc.


Anh Nguyễn Hoàng cũng gặp phải tình trạng tương tự khi không thể tìm thấy những video về nấu ăn mà anh thường xem trên tính năng Reels của Facebook. Thay vào đó, anh chỉ thấy những video livestream của ViruSs được phát lại liên tục.


"Thật khó hiểu, rõ ràng tôi không quan tâm đến drama một chút nào, cũng không xem live vì cảm thấy nó thật vô nghĩa, nhưng các video vẫn cứ xuất hiện. Những nội dung bổ ích mà tôi cần lại không thấy, chỉ toàn nội dung 'bẩn' mà tôi chẳng bao giờ quan tâm," anh Nguyễn Hoàng chia sẻ.


Tình trạng tương tự cũng xuất hiện trên TikTok, khi các video liên quan đến drama xuất hiện dày đặc trong phần gợi ý tìm kiếm và các video đề xuất trên nền tảng này. Điều này khiến người dùng cảm thấy họ bị tràn ngập bởi những video có nội dung "bẩn", thay vì những nội dung "sạch" mà họ thường xuyên theo dõi.


Theo ông Võ Quốc Hưng, Giám đốc tăng trưởng của Tonkin Media, nguyên nhân khiến người dùng thấy nhiều nội dung drama trên Facebook và TikTok là do thuật toán của các nền tảng này. Các nền tảng này ưu tiên những nội dung gây tranh cãi, có nhiều tương tác hoặc đang là xu hướng (trend).


Ví dụ, khi ViruSs livestream thu hút hơn 1,6 triệu người xem, nội dung này ngay lập tức bị cắt ghép và chia sẻ trên các hội nhóm hay fanpage, khiến nền tảng nhận định đây là nội dung hấp dẫn và đẩy lên tường người dùng, dù họ có quan tâm hay không.


Ngoài ra, thuật toán cũng dựa vào mức độ liên quan. Chẳng hạn, nếu người dùng vô tình nhấp vào một nội dung drama, hệ thống sẽ ghi nhận tín hiệu là người dùng có quan tâm, vì vậy tiếp tục đề xuất các video tương tự.


Nếu nhiều người bạn trong danh sách của người dùng quan tâm và tương tác với nội dung đó, nền tảng cũng sẽ suy luận rằng người dùng sẽ quan tâm và tiếp tục gợi ý những video tương tự.


Thêm vào đó, thuật toán cũng dựa trên sở thích chung của cộng đồng tại một thời điểm nhất định. Khi một drama trở nên "hot", nền tảng sẽ ưu tiên đẩy nội dung đó lên.


Các nền tảng đang phụ thuộc vào nguồn thu quảng cáo, vì vậy họ tìm cách giữ người dùng ở lại lâu hơn, và các drama liên tục được gợi ý để thu hút sự chú ý.


Ông Nguyễn Duy Vĩ, CEO Buzi Agency, cũng nhấn mạnh rằng thuật toán của Facebook ưu tiên những nội dung "hot", có nhiều tương tác, để đưa lên đầu trang. Khi một nội dung được nhiều người quan tâm, nền tảng sẽ tiếp tục đẩy nó lên để thu hút thêm người xem, một cách để tận dụng xu hướng trong giới sáng tạo nội dung.


Ông Nhân Nguyễn, chuyên gia về Digital Marketing, chia sẻ rằng mấu chốt là các nền tảng muốn người dùng tương tác lâu hơn. Do đó, hệ thống sẽ tiếp tục đề xuất những nội dung tương tự nếu người dùng đã xem và tương tác với chúng.


Thực tế, các drama trên mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến, với những nội dung "bẩn" xuất hiện liên tục. Từ quảng cáo sai sự thật đến các chiến lược truyền thông có tính toán, những drama này liên quan đến KOLs, KOCs hay nghệ sĩ, thu hút sự chú ý của giới trẻ.


Các chuyên gia cảnh báo rằng điều này có thể gây ra nhiều hệ lụy trong tương lai.









Noi dung ‘ban’ tu cac drama dang lan at noi dung ‘sach’ tren mang xa hoi


Do co che uu tien hien thi cac noi dung theo xu huong va so thich cua nguoi dung, nhung noi dung tieu cuc tu cac drama lien tuc xuat hien tren mang xa hoi, trong khi cac noi dung lanh manh lai it duoc chu y hon.

Nội dung ‘bẩn’ từ các drama đang lấn át nội dung ‘sạch’ trên mạng xã hội

Do cơ chế ưu tiên hiển thị các nội dung theo xu hướng và sở thích của người dùng, những nội dung tiêu cực từ các drama liên tục xuất hiện trên mạng xã hội, trong khi các nội dung lành mạnh lại ít được chú ý hơn.
Nội dung ‘bẩn’ từ các drama đang lấn át nội dung ‘sạch’ trên mạng xã hội
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: