Tàu chiến hình tròn của Nga ở thế kỷ 19

Tàu chiến hình tròn của hải quân Nga cách đây 200 năm chỉ tồn tại một thời gian ngắn do có nhiều bất lợi như khó cầm lái và tốc độ thấp.


Vào nửa cuối thế kỷ 19, tàu thủy bắt đầu biến đổi từ vật liệu gỗ sang sắt và nhiều kỹ sư cho rằng đã đến lúc chín muồi để thử nghiệm những hình dạng mới. John Elder, một nhà đóng tàu Scotland, ủng hộ sản xuất một con tàu có sườn ngang ở sàn tàu rộng hơn, cho phép chở nhiều khẩu súng nặng và mạnh hơn. Thiết kế như vậy cũng có mớn nước nông hơn và chỉ cần công suất tăng vừa phải để đạt tốc độ như tàu bình thường. Thiết kế này thu hút sự quan tâm của Andrei Alexandrovich Popov, chuẩn đô đốc của Hải quân Hoàng gia Nga, nhưng ông đã biến ý tưởng thành một trong những con tàu kỳ quặc nhất từng được chế tạo.


Popov đề xuất một con tàu có sườn ngang lớn bằng chiều dài và không có cạnh thẳng nào. Thay vào đó, thân tàu cong ở mọi phía. Nói cách khác, đây là con tàu có thân hình tròn hoàn toàn và đáy bằng. Hình tròn là một hình dạng thú vị. Theo Popov, thiết kế hình tròn sẽ cung cấp mức giãn nước lớn nhất (do diện tích lớn) đồng thời đòi hỏi vỏ bọc ít nhất (do thân ngắn hơn). Điều này có nghĩa tàu có thể chở những khẩu súng lớn và nặng hơn mà chỉ để lộ một góc thân để bắn ở bất kỳ điểm nào. Bất kỳ quả đạn pháp nào không bắn trúng trọng tâm của thân tàu sẽ bị lực va chạm đẩy chệch đi. Phần đáy bằng cũng đảm bảo sống tàu không chìm quá sâu dưới nước, nhờ đó tàu có thể tuần tra vùng nước nông như sông Dniepr và eo biển Kerch.


Một mô hình được chế tạo và thử nghiệm trên biển Baltic ở St. Petersburg năm 1870. Phương tiện di chuyển tốt và cuộc thử nghiệm thành công. Khi kết quả thử nghiệm được trình lên Sa hoàng Alexander II, ông đã gọi loại tàu bọc sắt hình tròn là "popovka".


Popov và các trợ lý của ông bận rộn phát triển nhiều thiết kế và kích thước khác nhau. Đô đốc muốn chiếc tàu lớn nhất mà Popov có thể thiết kế với đường kính 45,7 m và lượng giãn nước 6.000 tấn, nhưng chi phí vượt quá tổng ngân sách của cả chương trình. Sau đó, Popov thiết kế phiên bản thu nhỏ có đường kính hơn 30 m và lượng giãn nước 2.490 tấn. Con tàu trang bị hai khẩu súng 28 cm đặt trên một bàn xoay ở chính giữa tàu. 6 động cơ hơi nước, mỗi động cơ giúp chạy một chân vịt cung cấp sức mạnh cho tàu, giúp tàu đạt tốc độ khoảng 11,1 km. Tàu được đặt tên là Novgorod và hạ thủy năm 1873.


Vấn đề lớn nhất với hình dáng tròn của con tàu là nó giảm đáng kể khả năng chuyển hướng tàu của bánh lái, mất tới 40 - 45 phút để xoay hết vòng tròn. Điều này khiến tàu gần như không thể cầm lái được trong cơn bão mạnh. Thiết kế thân tàu cũng làm tăng lực cản, đòi hỏi động cơ tiêu thụ lượng than đá khổng lồ để đạt tầm hoạt động 890 km khi chạy hết tốc lực. Vấn đề với bánh lái được giải quyết bằng cách sử dụng chân vịt thay cho bộ phận này để xoay tàu, dù tốc độ giảm đi.


Trên thực tế, tốc độ thấp và độ linh hoạt kém của thiết kế khiến Novgorod và mẫu tàu lớn hơn Vitse-admiral Popov được chuyển thành cảng nổi để theo dõi vùng ven biển. Khi nỗ lực bán chúng cho Bulgaria thất bại, cả hai tàu bị dỡ bỏ vào năm 1911.


An Khang (Theo Amusing Planet)









Tau chien hinh tron cua Nga o the ky 19


Tau chien hinh tron cua hai quan Nga cach day 200 nam chi ton tai mot thoi gian ngan do co nhieu bat loi nhu kho cam lai va toc do thap.

Tàu chiến hình tròn của Nga ở thế kỷ 19

Tàu chiến hình tròn của hải quân Nga cách đây 200 năm chỉ tồn tại một thời gian ngắn do có nhiều bất lợi như khó cầm lái và tốc độ thấp.
Tàu chiến hình tròn của Nga ở thế kỷ 19
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: