Năm 2024 là năm tình hình thế giới tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp. Kinh tế thế giới về cơ bản đã hồi phục song không đồng đều và còn có sự phân hóa giữa các nước, các lĩnh vực. Một điểm sáng của bức tranh tài chính toàn cầu đó là lạm phát hạ nhiệt đã tạo điều kiện thuận lợi để các ngân hàng trung ương hạ lãi suất nhằm hỗ trợ tăng trưởng. Tuy nhiên tình hình căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông, xung đột Nga - Ukraine đã ít nhiều ảnh hưởng tới quá trình hồi phục và tăng trưởng chung.
Trong nước, tình hình kinh tế tăng trưởng tích cực, quý sau cao hơn quý trước. Dự kiến cả năm, GDP của Việt Nam đạt tăng trưởng trên 7% (thuộc nhóm số ít các nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới). Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát tốt dưới 4%, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao. Cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch tích cực, kinh tế số, kinh tế xanh đóng vai trò ngày càng quan trọng.
Song song đó, 2024 cũng là một năm nhiều thách thức, khó khăn như động lực tăng trưởng kinh tế còn chưa đồng đều; hoạt động của các doanh nghiệp còn khó khăn; nợ xấu gia tăng; thị trường vốn chưa phát triển mạnh…Đặc biệt một số tỉnh thành phía Bắc bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi (bão số 3) chưa thể khắc phục triệt để ngay lập tức, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và tăng trưởng ở một số tỉnh thành như Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội, Sơn La…
Tuy nhiên, những khó khăn còn tồn tại cũng chính là động lực để Việt Nam triển khai các chính sách mạnh mẽ hơn nhằm vượt qua thách thức, biến khó khăn thành động lực để góp phần thúc đẩy tăng trưởng trong năm 2025.
Tại Hội nghị toàn quốc mới đây, Thủ tướngPhạm Minh Chínhđã nhấn mạnh, năm 2025, chúng ta tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn và có thặng dư cao; bội chi, nợ công trong giới hạn an toàn, hợp lý; giữ đà, giữ nhịp và tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 8% và tạo đà phấn đấu mức 2 con số trong giai đoạn 2026 - 2030.
Chỉ còn chưa đến 1 tháng nữa sẽ bước sang năm 2025, nhằm tìm kiếm giải pháp biến khó khăn thành động lực và nhận diện các động lực tăng trưởng của nền kinh tế, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ phối hợp cùng CafeF tổ chức hội thảo chuyên sâu với chủ đề “Biếnthách thức của năm 2024thành động lựctăng trưởng cho 2025” vào ngày 09/12/2024 tại Hà Nội.
Hội thảo sẽ tập trung vào các nội dung:
-Nhìn nhận những điểm sáng và thách thức của kinh tế năm 2024
-Đánh giá lại những ngành nghề bị ảnh hưởng/thiệt hại nhiều nhất do bão số 3 gây ra;Cơ hội phục hồi đối với các ngành, lĩnh vực sẽ ra sao?
- Thiệt hại do bão số 3 sẽ tác động trước mắt, cũng như lâu dài tới ngành Ngân hàng như thế nào? Nhìn lại những đóng góp/hỗ trợ của ngành Ngân hàng trong việc chung tay hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3.
-Vai trò của các Bộ, Ngành trong việc triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và tăng trưởng...
Hội Thảo sẽ bao gồm phần Tham luận và phiên Tọa đàm với chủ đề “Các động lực tăng trưởng cho năm 2025”, do ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam điều phối.
Các chuyên gia, doanh nghiệp và nhà hoạch định chính sách sẽ cùng thảo luận về những thách thức, cơ hội tăng trưởng, xu hướng điều hành chính sách tiền tệ, tài khóa, cùng những giải pháp nâng cao vai trò của các bộ, ngành trong việc thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn mới. Những ý kiến đóng góp trong hội thảo sẽ được Ban tổ chức tập hợp làm cơ sở đề xuất lên Chính phủ, các bộ, ngành, để từ đó đưa ra các giải pháp thiết thực, cụ thể để hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2024, làm nền tảng bứt phá cho năm 2025.
Thông tin cụ thể:
- Hội thảo: “Biếnthách thức của năm 2024thành động lựctăng trưởng cho năm 2025”
- Thời gian tổ chức:Từ 13h30 – 17h00 ngày 09/12/2024
- Địa điểm:Hà Nội
- Thành phần tham dự:Lãnh đạo các Bộ, Ban, Ngành, Địa phương; Các chuyên gia kinh tế đầu ngành; Lãnh đạo các Doanh nghiệp, Ngân hàng; Báo chí, Truyền hình
-Đơn vị chủ trì: Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA)
- Đơn vị tổ chức:CafeF, Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ, và các đơn vị đồng hành gồm SHB, HDBank, Techcombank, Agribank, TPBank
Lấy link