Tên lửa nghiệp dư của sinh viên Mỹ đạt độ cao kỷ lục

Nhóm sinh viên Đại học Nam California phóng tên lửa Aftershock II, đạt độ cao 143,3 m so với bề mặt Trái Đất, phá vỡ nhiều kỷ lục của các nhóm nghiệp dư trước đó.


Tên lửa Aftershock II, cao 4 m và nặng 150 kg, được phóng lên từ sa mạc Black Rock, Nevada, hôm 20/10. Tên lửa này do nhóm sinh viên thuộc Phòng Thí nghiệm Động cơ đẩy Tên lửa (RPL) của Đại học Nam California (USC) thiết kế và chế tạo. RPL hoàn toàn do sinh viên đại học điều hành.


Chỉ 2 giây sau khi phóng, Aftershock II đã vượt rào âm thanh và đạt tốc độ tối đa khoảng 5.800 km/h (Mach 5,5) sau 19 giây. Động cơ sau đó ngừng hoạt động, nhưng tên lửa vẫn tiếp tục bay lên do lực cản khí quyển giảm dần. Aftershock II rời khỏi bầu khí quyển Trái Đất sau 85 giây và đạt đến đỉnh điểm 143.300 m sau 92 giây tiếp theo.


Độ cao này vượt xa kỷ lục trước đó là 115.800 m do tên lửa GoFast của nhóm Thám hiểm Không gian Dân sự Trung Quốc thiết lập năm 2004. Đại diện USC cho biết đây là độ cao "xa nhất trong không gian mà bất kỳ nhóm phi chính phủ và phi thương mại nào từng đạt được".


Ryan Kraemer, sinh viên kỹ thuật cơ khí tại USC và là kỹ sư điều hành của nhóm RPL, sắp tới sẽ tham gia nhóm Starship của SpaceX, cho biết: "Thành tựu này đại diện cho một số bước tiến kỹ thuật đầu tiên. Aftershock II nổi bật với động cơ nhiên liệu rắn mạnh nhất từng được sinh viên chế tạo và là động cơ vỏ composite mạnh nhất do dân nghiệp dư chế tạo".


Tên lửa cũng đạt tốc độ tối đa 5.800 km/h (Mach 5,5), nhanh hơn một chút so với kỷ lục 20 năm của GoFast. Đây không chỉ là kỷ lục về độ cao và tốc độ mà Aftershock II đã phá vỡ.


Để đạt được thành tựu này, nhóm Aftershock II đã ứng dụng những tiến bộ mới trong công nghệ bảo vệ nhiệt, yếu tố quan trọng khi tên lửa di chuyển ở tốc độ siêu thanh (trên Mach 5). Họ đã phủ lên Aftershock II một loại sơn chịu nhiệt mới và trang bị các cánh tản nhiệt titan thay cho vật liệu carbon của các mẫu trước đó.


Kraemer cho biết: "Bảo vệ nhiệt ở tốc độ siêu thanh là một thách thức lớn ở cấp độ ngành. Các nâng cấp mà nhóm thực hiện đã hoạt động hoàn hảo, cho phép tên lửa trở về gần như nguyên vẹn". Tuy nhiên, hiệu ứng nhiệt quá mạnh khiến các cánh titan chuyển từ màu bạc sang màu xanh lam do quá trình "anot hóa", trong đó kim loại phản ứng với oxy trong khí quyển để tạo ra một lớp oxit titan.


Nhóm cũng thiết kế một bộ điều khiển mới cho cảm biến, đo xa và phục hồi điện tử (HASMTER) để theo dõi chuyến bay và triển khai dù của tên lửa.


Năm 2019, một nhóm sinh viên khác của RPL đã trở thành nhóm sinh viên đầu tiên phóng tên lửa vượt qua Đường Kármán, ranh giới giữa Trái Đất và không gian. Aftershock II là tên lửa sinh viên thứ hai đạt được cột mốc này.


Tiến sĩ Dan Erwin, kỹ sư hàng không vũ trụ và chủ nhiệm Khoa Kỹ thuật Vũ trụ USC, cho biết: "Đây là một dự án cực kỳ tham vọng không chỉ đối với một nhóm sinh viên mà còn đối với bất kỳ nhóm kỹ sư tên lửa phi chuyên nghiệp nào. Nó chứng minh cho sự xuất sắc mà chúng tôi tìm kiếm để phát triển ở các kỹ sư vũ trụ tương lai của mình".


Minh Thư (Theo Live Science)









Ten lua nghiep du cua sinh vien My dat do cao ky luc


Nhom sinh vien Dai hoc Nam California phong ten lua Aftershock II, dat do cao 143,3 m so voi be mat Trai Dat, pha vo nhieu ky luc cua cac nhom nghiep du truoc do.

Tên lửa nghiệp dư của sinh viên Mỹ đạt độ cao kỷ lục

Nhóm sinh viên Đại học Nam California phóng tên lửa Aftershock II, đạt độ cao 143,3 m so với bề mặt Trái Đất, phá vỡ nhiều kỷ lục của các nhóm nghiệp dư trước đó.
Tên lửa nghiệp dư của sinh viên Mỹ đạt độ cao kỷ lục
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: