Tắt sóng 2G: Nhà mạng phải đặt quyền lợi người tiêu dùng lên hàng đầu

Sau ngày 15/10, theo đúng quy định, khoảng 700.000 thuê bao 2G Only sẽ bị dừng cung cấp dịch vụ hai chiều. Đại diện Cục Viễn thông nhấn mạnh, nhà mạng cần tiếp tục phân tích hành vi khách hàng để bảo đảm quyền lợi tốt nhất.


Ngày 11/10, Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) phối hợp với Báo VietNamNet và Trung tâm Thông tin (Bộ TT&TT) tổ chức tọa đàm “Tắt sóng 2G trước giờ G”. Bộ TT&TT đặt mục tiêu chậm nhất đến 15/9 hoàn thành việc dừng công nghệ 2G, song do ảnh hưởng của cơn bão lịch sử Yagi, thời hạn được lùi lại đến ngày 15/10 để bảo đảm nhu cầu thông tin trong thời gian cần thiết, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân kịp thời khắc phục thiệt hại.


Hanoi 5.jpg
Tọa đàm "Tắt sóng 2G trước giờ G" do Cục Viễn thông phối hợp với Báo VietNamNet và Trung tâm Thông tin (Bộ TT&TT) tổ chức chiều ngày 11/10 tại trụ sở Cục Viễn thông. Ảnh: Thạch Thảo

Tính đến thời điểm hiện tại, chỉ còn khoảng 700.000 thuê bao 2G Only đang hoạt động, chiếm dưới 1% tổng số thuê bao hòa mạng. Cụ thể, số lượng thuê bao 2G Only của từng nhà mạng như sau: Viettel 360.000, VinaPhone 150.000, MobiFone 47.919, Vietnamobile 17.000, ASIM 5.000, VNSKY vài nghìn, Mobicast 423. Hầu như các khách hàng này đều sống ở khu vực vùng sâu, vùng xa, thường là người cao tuổi, ít có nhu cầu sử dụng dịch vụ.


Chia sẻ tại tọa đàm, các nhà mạng cho biết, trong thời gian qua đã nỗ lực truyền thông đến các tập khách hàng chưa chuyển đổi, bằng các biện pháp trực tiếp và gián tiếp. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai còn nảy sinh một số khó khăn. Ông Nguyễn Trọng Tính, Phó Tổng Giám đốc Viettel chia sẻ, tập thuê bao 2G Only còn lại không có nhiều nhu cầu sử dụng, dẫn đến khó liên lạc; số khác ở những vùng sâu xa nhất nên nhân viên chưa tiếp cận được.


Ngoài vấn đề truyền thông, ông Đỗ Mạnh Dũng, quyền Giám đốc Ban khách hàng cá nhân VinaPhone, chỉ ra những cái khó khác mà nhà mạng này gặp phải như một bộ phận người sử dụng chỉ khi không dùng được dịch vụ mới đổi máy, hay do ảnh hưởng của bão lụt, nhiều khu vực không tiếp cận được và người dân tập trung khôi phục đời sống cá nhân trước khi quan tâm đến hoạt động khác.


Dù vậy, theo ông Nguyễn Phong Nhã - Phó Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT), đứng từ góc độ cơ quan quản lý, kết quả mà các nhà mạng đạt được thực sự ấn tượng và thể hiện quyết tâm lớn của doanh nghiệp nếu xét đến thời điểm tháng 1, Việt Nam vẫn có hơn 18 triệu thuê bao 2G Only. Ngoài nỗ lực của doanh nghiệp, còn có sự vào cuộc của cơ quan truyền thông, báo chí, truyền hình đồng hành truyền thông chính sách của Bộ TT&TT.


Sau ngày 15/10, theo đúng quy định, khoảng 700.000 thuê bao 2G Only sẽ bị dừng cung cấp dịch vụ hai chiều. Đại diện Cục Viễn thông nhấn mạnh, doanh nghiệp cần tiếp tục phân tích hành vi khách hàng để bảo đảm quyền lợi tốt nhất.


W-Hanoi 6.jpg
Ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) đề nghị nhà mạng tiếp tục có chính sách chăm sóc khách hàng để chuyển đổi các thuê bao 2G Only sang đầu cuối 4G, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng. Ảnh: Thạch Thảo

Với tập thuê bao chưa nắm được thông tin, dù chỉ còn rất ít, không vì thế mà nhà mạng không quan tâm và hoàn thành trách nhiệm chăm sóc khách hàng. Ông Nguyễn Phong Nhã chỉ đạo các nhà mạng vẫn phải tiếp tục gặp trực tiếp người sử dụng và tăng cường hơn nữa trước thời hạn tắt sóng 2G. Bên cạnh đó, cần sáng tạo thêm hình thức truyền thông mới ngoài những phương thức truyền thống như tin nhắn OTT, SMS, CSKH. Ông cũng đề nghị các cơ quan thông tấn báo chí đồng hành cùng cơ quan nhà nước, doanh nghiệp viễn thông truyền thông tới các thuê bao.


“Sau ngày 15/10, trách nhiệm của doanh nghiệp là duy trì số điện thoại, gói cước, chế độ chính sách với thuê bao cũ, người sử dụng có thể tiếp tục đến các điểm cung cấp dịch vụ hay thông qua số điện thoại để được hướng dẫn đầy đủ thông tin cho việc chuyển đổi”, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông phát biểu. “Tôi mong quyền lợi của người sử dụng được nhà mạng đặt lên hàng đầu để liên lạc không bị gián đoạn”.


Với các thuê bao bị dừng cung cấp dịch vụ sau ngày 15/10, ông Nguyễn Phong Nhã đề nghị nhà mạng tiếp tục có chính sách chăm sóc khách hàng để chuyển đổi các thuê bao này sang đầu cuối 4G, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.


Chia sẻ tại tọa đàm, đại diện các nhà mạng đã thông tin về chính sách bảo đảm quyền lợi đối với các thuê bao 2G Only sau ngày 15/10. Ông Nguyễn Đình Dũng, Phó Ban Dịch vụ Viễn thông MobiFone cho biết nhà mạng chặn thiết bị nhưng vẫn giữ lại tài khoản, thuê bao cho khách hàng. VinaPhone tiếp tục duy trì chính sách tặng máy, hỗ trợ máy; chăm sóc khách hàng tại các điểm dịch vụ hoặc trực tiếp tại nhà. Trong khi đó, Viettel đề xuất chính sách đặc biệt đối với thuê bao 2G Only còn lại, đó là không bị khóa tài khoản, thu hồi số về kho nếu không sử dụng dịch vụ trong hai tháng.


Trước đề xuất của Viettel, ông Nguyễn Phong Nhã khẳng định: “Với mục tiêu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tốt nhất, chúng tôi ủng hộ chính sách, giải pháp để cung cấp dịch vụ liên tục cũng như các giải pháp bảo vệ khách hàng”.









Tat song 2G: Nha mang phai dat quyen loi nguoi tieu dung len hang dau


Sau ngay 15/10, theo dung quy dinh, khoang 700.000 thue bao 2G Only se bi dung cung cap dich vu hai chieu. Dai dien Cuc Vien thong nhan manh, nha mang can tiep tuc phan tich hanh vi khach hang de bao dam quyen loi tot nhat.

Tắt sóng 2G: Nhà mạng phải đặt quyền lợi người tiêu dùng lên hàng đầu

Sau ngày 15/10, theo đúng quy định, khoảng 700.000 thuê bao 2G Only sẽ bị dừng cung cấp dịch vụ hai chiều. Đại diện Cục Viễn thông nhấn mạnh, nhà mạng cần tiếp tục phân tích hành vi khách hàng để bảo đảm quyền lợi tốt nhất.
Tắt sóng 2G: Nhà mạng phải đặt quyền lợi người tiêu dùng lên hàng đầu
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: