Cơ chế nào cho tổ công nghệ số cộng đồng?

Ông Đỗ Thái Hòa, Giám đốc Sở TT&TT Hà Giang cho biết, hiện mô hình hoạt động của tổ công nghệ số cộng đồng vẫn còn lúng túng, vì chưa biết theo cơ chế nào.


Do Thai Hoa.jpg
Ông Đỗ Thái Hòa, Giám đốc Sở TT&TT Hà Giang cho biết, những người làm trong tổ công nghệ số cộng đồng vẫn làm việc trên tinh thần tự nguyện vì cộng đồng, chứ chưa có bất kỳ khoản kinh phí nào cho hoạt động này. Ảnh: TK

Bài toán đặt ra cho mô hình tổ công nghệ số cộng đồng


Tại xã Tân Quang, huyện Bắc Quang, Hà Giang có 7 người tham gia tổ công nghệ số cộng đồng. Công việc của họ là xuống từng nhà dân hỗ trợ tải các ứng dụng về thanh toán tiền điện, nước, đăng ký sổ sức khỏe điện tử, dịch vụ công quốc gia, mua bán hàng trực tuyến không dùng tiền mặt… Đồng thời, những thành viên tổ này còn giúp người dân trên địa bàn sử dụng thành thạo các tính năng của điện thoại thông minh.


Tại thôn Nà Xá, xã Yên Định, huyện Bắc Mê, Hà Giang, từ khi được thành lập cho đến nay, tổ công nghệ số cộng đồng chủ yếu tham gia vận động và giúp người dân làm thẻ căn cước công dân điện tử và mã định danh cá nhân. Trong việc thu nhận hồ sơ làm căn cước công dân, kích hoạt mã định danh điện tử, nhiều tổ công nghệ số cộng đồng đã phối hợp rất tốt với các cấp, các ngành triển khai thực hiện.


Thực tế, nhiều thành viên chưa hiểu rõ nội dung hoạt động của tổ công nghệ số cộng đồng và cũng chưa tiếp cận tốt với các nội dung chuyển đổi số. Theo đánh giá của Sở TT&TT Hà Giang, một số nơi, sự phối hợp giữa các thành viên trong tổ công nghệ số cộng đồng còn hạn chế. Thậm chí, một số thành viên trong tổ công nghệ số cộng đồng của xã, thôn chưa sử dụng thành thạo công nghệ số, một phần do chưa phát sinh nhu cầu cụ thể của bản thân, một phần do các hệ thống cung cấp dịch vụ chưa thực sự ổn định, chưa thân thiện nên gặp nhiều lúng túng trong việc hỗ trợ người dân nhất là khi hệ thống không ổn định. Đây chính là những khó khăn đang ảnh hưởng đến chất lượng của tổ công nghệ số cộng đồng. Thực tế cho thấy, ở nơi nào, cấp ủy, chính quyền quan tâm đến hoạt động của tổ công nghệ số cộng đồng, thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra thì ở nơi đó, tổ công nghệ số cộng đồng hoạt động khá hiệu quả.


Tìm cơ chế nào cho tổ công nghệ số cộng đồng?


Ông Đỗ Thái Hòa cho biết, hiện Hà Giang có 2.071 thôn, tổ dân phố đã thành lập được tổ công nghệ số cộng đồng, đạt tỷ lệ 100%. Mỗi thôn, bản sẽ được bố trí khoảng 3 – 4 người vào tổ công nghệ số cộng đồng, nên con số này lên tới hàng chục nghìn người tham gia. Hà Giang đã tổ chức mô hình tổ công nghệ số cộng đồng lấy cán bộ làm nòng cốt, còn những thành viên triển khai là đoàn thanh niên và lực lượng giáo viên ở các thôn, bản và thường xuyên được tập huấn, học tập thông qua các chương trình của tỉnh, của huyện cũng như các khoá thi, đào tạo trực tuyến của Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông. Những thành viên này có thể kết nối hai chiều với đồng bào, nói được tiếng dân tộc, nên đã phát huy tốt việc hướng dẫn sử dụng các ứng dụng cho bà con.


Theo đánh giá của Sở TT&TT Hà Giang, vẫn còn tình trạng nơi hoạt động tốt, nơi chưa tốt, nên vấn đề đặt ra là làm sao nâng cao chất lượng hoạt động của tổ công nghệ số cộng đồng vẫn là bài toán khó. Ông Đỗ Thái Hòa cho biết, hiện mô hình tổ công nghệ số cộng đồng đang có những vướng mắc nhất định. Cụ thể, vẫn còn chuyện lúng túng cho tổ công nghệ số cộng đồng hoạt động theo cơ chế nào, quy định nào, hướng dẫn bà con ứng dụng công nghệ theo trình tự nào? Vì vậy, đến thời điểm này, tổ công nghệ số cộng đồng chưa có khung hoạt động rõ ràng mà vẫn đang thực hiện theo tình thần "hiểu điều gì thì chuyển tải cho người dân điều đó".


Những người làm trong tổ công nghệ số cộng đồng vẫn làm việc trên tinh thần tự nguyện vì cộng đồng, chứ chưa có bất kỳ khoản kinh phí nào cho hoạt động này. Điều này không tránh khỏi việc tổ chức thành lập ra, nhưng tinh thần trách nhiệm và sự tận tâm không cao”, ông Đỗ Thái Hòa nói.


Hiện Hà Giang không cố định thành phần tham gia ở tổ công nghệ số cộng đồng, mà linh hoạt tuỳ theo nhận thức về công nghệ để mời vào tổ này. Tuy nhiên, ông Đỗ Thái Hòa cho rằng, tại các địa phương, đặc biệt là các tỉnh miền núi, do điều kiện còn khó khăn và số người am hiểu công nghệ trong cộng đồng rất ít, nên có thể bố trí thêm cán bộ công chức, đảng viên để tham gia vào tổ công nghệ số cộng đồng. Khi các cán bộ, Đảng viên về sinh hoạt ở nơi cư trú, hàng năm sẽ có nhận xét đánh giá của chi bộ. Vì vậy, nếu gắn thêm nhiệm vụ của tổ công nghệ số cộng đồng cho các cán bộ, công chức, viên chức, Đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ tại nơi cư trú sẽ tăng cường thêm nguồn lực cho tổ này.


Chúng tôi đang xem xét đề xuất ý tưởng này với lãnh đạo tỉnh để tăng cường nhân lực cho tổ công nghệ số cộng đồng. Nếu làm được như vậy, sẽ nâng cao trách nhiệm của mỗi Đảng viên ở cơ sở địa phương,” ông Hòa nói.









Co che nao cho to cong nghe so cong dong?


Ong Do Thai Hoa, Giam doc So TT&TT Ha Giang cho biet, hien mo hinh hoat dong cua to cong nghe so cong dong van con lung tung, vi chua biet theo co che nao.

Cơ chế nào cho tổ công nghệ số cộng đồng?

Ông Đỗ Thái Hòa, Giám đốc Sở TT&TT Hà Giang cho biết, hiện mô hình hoạt động của tổ công nghệ số cộng đồng vẫn còn lúng túng, vì chưa biết theo cơ chế nào.
Cơ chế nào cho tổ công nghệ số cộng đồng?
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: