Từ khoảng cách 8000 km, radar Trung Quốc phát hiện 'bong bóng' bí ẩn trên đại kim tự tháp Giza

Lần này, bong bóng plasma tại kim tự tháp Giza đã được các nhà nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc phát hiện từ vị trí đảo Hải Nam, cách xa Ai Cập tới 8.000 km (4.970 dặm).


Bầu khí quyển cao chứa đầy những hiện tượng kỳ lạ mà một trong số đó là hiện tượng bong bóng plasma xích đạo (EPB). Đây là những túi khí siêu nóng hình thành ở vĩ độ thấp, thường xuất hiện sau khi mặt trời lặn. Tới nay, bí ẩn của bong bóng plasma vẫn chưa được con người khám phá hết.Việc phát hiện ra một bong bóng plasma khổng lồ trên Ai Cập vừa qua không phải là tin tức lớn. Hàng chục EPB như vậy được hình thành hàng năm trên khu vực này.


Điều thú vị là bong bóng plasma lần này lại được quan sát từ radar đặt tại Trung Quốc.


Từ khoảng cách 8000 km, radar Trung Quốc phát hiện 'bong bóng' bí ẩn trên đại kim tự tháp Giza- Ảnh 1.

Bong bóng plama tại Kim Tự Tháp Giza nhưng lại được phát hiện từ nơi xa xôi ở đảo Hải Nam, Trung Quốc.


Thông thường, các quan sát thường được thực hiện từ không gian để có được cái nhìn toàn cảnh. Chúng cũng có thể được thực hiện từ mặt đất, quan sát khu vực gần nhất của tầng điện ly, tuy nhiên, do độ cong của radar mặt đất nên có thể gặp khó khăn khi nhìn thấy các mục tiêu bên dưới đường chân trời.


Lần này, bong bóng plasma tại kim tự tháp Giza đã được các nhà nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc phát hiện từ vị trí đảo Hải Nam, cách xa Ai Cập tới 8.000 km (4.970 dặm).


Tại đảo Hải Nam, Trung Quốc đã xây dựng radar điện ly tầm xa ở độ cao thấp (LARID). Đây là một hệ thống radar có thể theo dõi các bất thường do bong bóng plasma tạo ra.



Từ khoảng cách 8000 km, radar Trung Quốc phát hiện 'bong bóng' bí ẩn trên đại kim tự tháp Giza- Ảnh 2.

Radar điện ly tầm xa của Trung Quốc tại đảo Hải Nam.


Cũng giống như các tín hiệu vô tuyến có thể được truyền đi khắp thế giới bằng cách khiến chúng phản xạ lại plasma của tầng điện ly. Khả năng của LARID là thu lại các tín hiệu và diễn giải chúng thành sự thay đổi do các bong bóng plasma này tạo ra. Phạm vi phát hiện của nó lên tới 9.600 km (5.965 dặm), một khoảng cách đã tăng gấp ba lần trong vòng chưa đầy nửa năm khi hiệu suất của LARID được cải thiện.


Vì vậy, bong bóng trên Giza không phải điều gì mới mẻ, nhưng việc chứng kiến những thay đổi theo thời gian thực từ tận Trung Quốc xa xôi mới là điều ấn tượng. Các nhà nghiên cứu cho rằng việc tạo ra một mạng lưới các radar như vậy có thể mang tính cách mạng đối với việc theo dõi các sự kiện này.


EPB thay đổi theo từng mùa, giống như thời tiết. Nhưng không giống như thời tiết, chúng cũng bị ảnh hưởng bởi hoạt động của mặt trời – xét cho cùng, chúng là một dạng thời tiết của vũ trụ. Con người có khả năng dự báo chúng, trên nhiều thuộc tính như vị trí, kích thước và thời gian, có thể rất quan trọng để giảm thiểu sự gián đoạn lớn mà vệ tinh gặp phải.


Lấy link







Tu khoang cach 8000 km, radar Trung Quoc phat hien 'bong bong' bi an tren dai kim tu thap Giza


Lan nay, bong bong plasma tai kim tu thap Giza da duoc cac nha nghien cuu tai Vien Han lam Khoa hoc Trung Quoc phat hien tu vi tri dao Hai Nam, cach xa Ai Cap toi 8.000 km (4.970 dam).

Từ khoảng cách 8000 km, radar Trung Quốc phát hiện 'bong bóng' bí ẩn trên đại kim tự tháp Giza

Lần này, bong bóng plasma tại kim tự tháp Giza đã được các nhà nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc phát hiện từ vị trí đảo Hải Nam, cách xa Ai Cập tới 8.000 km (4.970 dặm).
Từ khoảng cách 8000 km, radar Trung Quốc phát hiện 'bong bóng' bí ẩn trên đại kim tự tháp Giza
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: