Tắt sóng 2G, vẫn thiếu hàng điện thoại phím bấm 4G

Dòng điện thoại phím bấm 4G tiếp tục thiếu hàng khi tắt sóng 2G sắp tới do các hãng không đủ hàng để đáp ứng nhu cầu người dùng, lại thêm việc ảnh hưởng của bão và mưa lũ.


Mặc dù thời hạn tắt sóng 2G đã được gia hạn đến ngày 15/10, nhưng theo các nhà cung cấp và các hệ thống bán lẻ, vẫn khó đủ thiết bị 4G cho người dùng ngay tại thời điểm tắt sóng, do hàng không thể về kịp.


dienthoaiphimbam4G
Nhu cầu điện thoại phím bấm 4G của người dùng vẫn rất cao. Ảnh: Minh Khuê

Điện thoại phím bấm 4G tăng trưởng mạnh nhưng thiếu hàng


Theo ông Nguyễn Minh Khuê, đại diện hệ thống Viettel Store, với việc dự tính từ trước, trong thời gian qua Viettel Store đã liên tục nhập hàng các điện thoại phím bấm 4G từ các đối tác nên đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng.


Đến thời điểm hiện tại, theo ghi nhận của hệ thống, mức bán ra của thiết bị 4G tăng trưởng lên đến 20% so với tháng 8/2024 và gấp khoảng 10 lần so với cùng kỳ năm 2023.


Những chiếc điện thoại phím bấm 4G phân khúc từ 390.000 đồng đến dưới 800.000 đồng hiện được khách hàng của hệ thống này quan tâm hơn cả và những khách hàng chọn mua chủ yếu là người trung niên và cao tuổi.


Ông Nguyễn Thế Kha, Giám đốc thương mại của FPT Shop, cũng cho biết trong giai đoạn đầu tháng 9/2024, tại hệ thống diễn ra tình trạng sức mua tăng đột biến điện thoại phím bấm 4G và đã dẫn đến tình trạng thiếu hàng cục bộ. Tuy nhiên, ngay sau đó FPT Shop đã khắc phục nguồn hàng để cố gắng phục vụ đủ cho nhu cầu người tiêu dùng.


Hiện FPT Shop đang làm việc với tất cả các hãng có điện thoại 4G như Nokia (HMD), Masstel, Itel, Mobell, INOI, Viettel, Benco... để đủ nguồn cung ứng phục vụ cho khách hàng.


Với sự hỗ trợ tối đa từ các hãng, hệ thống này tự tin sẽ đảm bảo nguồn cung ứng cho cả giai đoạn tắt sóng và giai đoạn sau này, khi khách hàng có nhu cầu mua điện thoại bàn phím.


Tại hệ thống CellphoneS, ông Huy Nguyễn, đại diện truyền thông, cho biết do nhu cầu chuyển đổi điện thoại 2G lên 4G trong thời gian gần đây, doanh số các dòng điện thoại phím bấm tiếp tục tăng trưởng mạnh.


Đặc biệt, nhu cầu của người dùng với dòng điện thoại này vẫn chưa suy giảm, thậm chí còn tăng lên do thiệt hại của bão lũ. Hiện tại CellphoneS đang bán điện thoại phím bấm 4G của các hãng lớn như Nokia, Masstel, mới đây thêm Mobell, Itel.


Tuy nhiên, hàng về hiện chỉ đáp ứng đủ 70-80% nhu cầu người tiêu dùng; 20% còn lại vẫn phải đợi, do ảnh hưởng của bão lũ nên hàng về sẽ chậm hơn so với trước đó.


Ông Trần Đức Tín, Giám đốc ngành hàng Viễn thông di động, Công ty cổ phần Thế Giới Di Động, chia sẻ nhu cầu về điện thoại phím bấm 4G của người dùng tại Việt Nam trong thời gian qua vẫn tăng trưởng mạnh. Mặc dù vậy, ông Trần Đức Tín cho biết, tại hệ thống này doanh số 10 ngày đầu tháng 9/2024 bị giảm hơn so với tháng 8/2024 và nguyên nhân chính là do thiếu hàng, vì các hãng không đủ số lượng để đáp ứng.


Hiện tại, Thế Giới Di Động vừa bán vừa chờ hãng bổ sung, hàng về sẽ lập tức giao tận tay đến khách hàng.


Theo ghi nhận của PV, nhu cầu điện thoại phím bấm 4G hiện vẫn rất cao, khi vừa qua HMD đã đưa những chiếc điện thoại phím bấm 105 4G về thị trường Việt Nam, số lượng vào khoảng 700.000 máy, tuy nhiên chỉ vài ngày sau các hệ thống cửa hàng cho biết đã hết hàng sản phẩm này. Được biết, lô hàng tiếp theo với khoảng hơn 500.000 máy đang trên đường vận chuyển về Việt Nam để phục vụ nhu cầu khách hàng.


Không có chuyện tăng giá, hàng về một cách nhỏ giọt


Trong thời gian qua, nhiều khách hàng phản ánh điện thoại phím bấm 4G đã tăng giá một cách bất thường. Cụ thể, chỉ trong vòng 1 tháng, có những dòng sản phẩm tăng giá lên đến cả trăm nghìn đồng.


Tuy nhiên, đại diện Viettel Store, FPT Shop, Thế Giới Di Động và CellphoneS đều khẳng định hoàn toàn không có chuyện tăng giá từ các hệ thống này. Việc tăng giá có thể diễn ra ở các cửa hàng bán điện thoại di động nhỏ lẻ trên thị trường tại các khu vực vùng sâu, vùng xa.


Theo ông Huy Nguyễn, hiện điện thoại phím bấm 4G đang về hàng một cách nhỏ giọt, do ảnh hưởng của bão và mưa lũ đã tác động đến quá trình vận chuyển, chính vì thế phải thời gian tới mới tiếp tục có hàng phục vụ khách hàng một cách đầy đủ.


Ông Nguyễn Việt Hoàng, Tổng Giám đốc HMD Global khu vực Đông Dương, cũng xác nhận việc điện thoại phím bấm 4G của hãng này về bị trễ do bão lũ, khâu vận chuyển bị chậm so với kế hoạch đề ra.


Với việc gia hạn thời gian tắt sóng đến ngày 15/10, ông Nguyễn Việt Hoàng cho rằng chắc chắn vẫn sẽ diễn ra tình trạng thiếu hàng. Bởi để có hàng đưa về thị trường bán, các nhà phân phối phải đặt trước với các hãng ít nhất 2,5 tháng. Nếu đặt hàng từ tháng 5/2024 thì đến tháng 8/2024 mới có hàng để bán.


Tuy nhiên, thời gian qua nhiều bên ngại không dám đưa hàng về số lượng lớn do không nắm được thông tin cụ thể về tắt sóng 2G và số lượng thuê bao có nhu cầu tiếp tục sử dụng điện thoại phím bấm 4G.


Cùng quan điểm, ông Trần Đức Tín cũng chia sẻ, cái khó bây giờ là hãng không thống kê được số thuê bao thật đang thiếu thiết bị trên thị trường.


Chẳng hạn nhiều khách hàng trước đây dùng thêm điện thoại phím bấm để làm điện thoại phụ giờ họ không dùng nữa, hay một số lượng lớn thương lái trước đó mua số lượng lớn điện thoại "cục gạch" để nuôi SIM phục vụ cho việc bán SIM số, nhưng giờ đây cũng không còn, đây là những con số rất khó để thống kê một cách cụ thể.


Tuy nhiên, đại diện các hãng cung cấp và các nhà bán lẻ cũng cho rằng, nếu khách hàng không đợi được máy phím bấm 4G có thể chuyển sang mua các điện thoại smartphone giá rẻ khi tắt sóng 2G, hiện tại đang có rất nhiều chương trình ưu đãi cho các dòng điện thoại này.









Tat song 2G, van thieu hang dien thoai phim bam 4G


Dong dien thoai phim bam 4G tiep tuc thieu hang khi tat song 2G sap toi do cac hang khong du hang de dap ung nhu cau nguoi dung, lai them viec anh huong cua bao va mua lu.

Tắt sóng 2G, vẫn thiếu hàng điện thoại phím bấm 4G

Dòng điện thoại phím bấm 4G tiếp tục thiếu hàng khi tắt sóng 2G sắp tới do các hãng không đủ hàng để đáp ứng nhu cầu người dùng, lại thêm việc ảnh hưởng của bão và mưa lũ.
Tắt sóng 2G, vẫn thiếu hàng điện thoại phím bấm 4G
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: