ETC góp phần phát triển giao thông thông minh

Trong tương lai gần, dịch vụ thanh toán không dừng bằng công nghệ RFID kết hợp cùng ví điện tử VETC hứa hẹn góp phần giúp ngành giao thông tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ.


Tiết kiệm hàng triệu phút mỗi ngày


Từ ngày 1/8/2022, tất cả tuyến cao tốc trên cả nước chuyển sang hệ thống thu phí tự động không dừng (ETC). Đây là chủ trương được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo nhằm mục tiêu tăng cường hiệu quả, minh bạch và hiện đại hóa công tác thu phí.


Từ ngày 182022, tất cả tuyến cao tốc trên cả nước chuyển sang hệ thống thu phí tự động không dừng (ETC).jpg

Trước khi áp dụng trên cả nước, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, từ đầu tháng 6/2022, Bộ GTVT đã chọn tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng thực hiện thí điểm mô hình thu phí này. Những kết quả đạt được sau 1 tháng thí điểm tại tuyến cao tốc có mật độ xe lưu thông khá lớn chính là cú hích thay đổi thói quen người dùng, là tiền đề nhân rộng ra các tuyến cao tốc khác.


Đến nay, sau gần 2 năm triển khai thu phí ETC hoàn toàn, những giá trị to lớn mà công nghệ này mang lại là điều dễ nhận thấy. Tất cả các tuyến cao tốc áp dụng ETC đều giảm ùn tắc; Thời gian qua trạm trên làn ETC đối với xe đủ tiêu chuẩn được ghi nhận rút ngắn 6-7 lần so với hình thức thu phí 1 dừng (MTC). Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp nâng cao chất lượng phục vụ, giảm thời gian lưu thông, chi phí cho chủ phương tiện; giảm thiểu ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường; thuận tiện, minh bạch và tiết kiệm chi phí cho công tác quản lý, giám sát…


Nhân viên VETC hỗ trợ khách hàng trước các cao tốc lớn.jpg

Theo thống kê, đến thời điểm hiện tại, hệ thống thu phí đã được triển khai trên phạm vi toàn quốc với 169 trạm thu phí, kết nối 931 làn thu phí ETC, phục vụ hơn 5,5 triệu chủ xe ô tô. Tỷ lệ giao dịch không dừng đạt đến 100% trên tất cả các tuyến cao tốc, tại quốc lộ tỷ lệ này là 92%, bảo đảm phương tiện di chuyển qua trạm thu phí nhanh chóng, thông suốt.


“Nếu như có hơn 1 triệu giao dịch thu phí theo cách truyền thống mỗi ngày, đồng nghĩa với việc hơn 1 triệu xe phải dừng lại tại các trạm thu phí khoảng 2 - 5 phút, lãng phí từ 2-5 triệu phút mỗi ngày. Chưa kể việc dừng đỗ sẽ phát sinh nhiều khí thải. Chỉ vài yếu tố giảm bớt thời gian, hao mòn máy móc, hạn chế khí thải,… đã mang lại lợi ích lớn lao về môi trường, sức khỏe và đời sống dân sinh”, một chuyên gia phân tích.


Doanh nghiệp đồng hành chuyển đối số


Tỷ lệ giao dịch không dừng đạt đến 100% trên tất cả các tuyến cao tốc.JPG

Là đơn vị được Bộ GTVT lựa chọn triển khai ETC từ năm 2015, đại diện Công ty TNHH Thu phí tự động (VETC) cho biết đến nay, đơn vị đã triển khai 125 trạm và 689 làn thu phí ETC (chiếm tỷ trọng hơn 70%) và phục vụ khoảng 3,5 triệu khách hàng với 1,6 lượt xe qua trạm mỗi ngày.


Kể về những ngày đầu tiên triển khai mô hình thu phí mới hiện đại không dùng tiền mặt, đại diện VETC chia sẻ: “Khi mới bắt tay thực hiện, đơn vị đối diện với nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp như: hành lang pháp lý chưa hoàn thiện, tín dụng ngân hàng, xe không chính chủ, đặc thù tại Việt Nam xe mua đi bán lại nhiều. Thậm chí, những ngày đầu dán thẻ vào các phương tiện, chủ xe nghi ngại, không hợp tác do lo sợ bị theo dõi. Cùng thói quen sử dụng tiền mặt của khách hàng, đây là những yếu tố gây khó khăn trong quá trình thực hiện thu phí không dừng”.


Với mục tiêu để người dân sớm được sử dụng dịch vụ ETC và mở ra kỷ nguyên mới cho nền giao thông tại Việt Nam. VETC đã quyết tâm bằng mọi cách làm chủ công nghệ, làm việc không kể ngày đêm trên tinh thần hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chủ quản, vừa làm vừa điều chỉnh, vừa tăng cường tuyên truyền về lợi ích của việc thu phí không dừng tới người dân. Kết quả, sau khi trực tiếp trải nghiệm dịch vụ và nhận thấy các lợi ích ETC mang lại, người dân đã ủng hộ và tự nguyện sử dụng dịch vụ.


Đại diện VETC cho biết thêm, việc thu phí không dừng ở nước ta có 4 giai đoạn. Hiện nay, chúng ta đang ở giai đoạn 1, cố gắng hoàn thiện hành lang pháp lý để tiến tới giai đoạn 2. Khi đã ở giai đoạn 2 thì chuyển sang giai đoạn 3 và 4 sẽ rất nhanh. Giai đoạn 4 là giai đoạn làn tự do. Lúc đó sẽ không còn trạm thu phí, không còn đảo thu phí nữa, các xe có thể lưu thông qua điểm thu phí bình thường như đi trên đường. Đây là điều mong muốn nhất của Chính phủ và Bộ GTVT. Hiện tại, VETC đang tập trung làm tốt nhiệm vụ của mình theo các nội dung đã ký trong hợp đồng BOO1 và sẽ thúc đẩy phát triển thị trường ETC lên giai đoạn 2 càng sớm càng tốt để người dân ngày càng thấy rõ lợi ích của ETC hơn nữa.


Cũng theo đại diện VTEC, iệc mở thêm ví điện tử VETC cho khách hàng sẽ giúp tiến gần hơn với mục tiêu này. Mỗi cá nhân có thể sở hữu 1 ví điện tử trực tiếp, bên cạnh chi trả phí giao thông, tài khoản ETC còn được sử dụng để thanh toán bãi đỗ xe, cảng hàng không, giao thông thông minh... Việc bổ sung ví điện tử VETC sẽ giúp gia tăng tiện ích cho khách hàng, cho phép chủ phương tiện được sử dụng số dư họ đã nạp cho các mục đích khác trong trường hợp chưa cần sử dụng để thanh toán phí đường bộ. Điều này cũng tạo điều kiện cho chủ phương tiện tối ưu việc sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi, nhằm tạo trải nghiệm tốt hơn, khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ ETC.


“VETC tập trung hoạt động dựa trên sứ mệnh và bộ giá trị cốt lõi đã xác định. Đối với mỗi con người, VETC hướng đến việc học hỏi và phát triển không ngừng, hướng đến việc tạo ra giá trị mới mỗi ngày cho khách hàng”, đại diện VETC cam kết.


Đậu Linh









ETC gop phan phat trien giao thong thong minh


Trong tuong lai gan, dich vu thanh toan khong dung bang cong nghe RFID ket hop cung vi dien tu VETC hua hen gop phan giup nganh giao thong tai Viet Nam phat trien manh me.

ETC góp phần phát triển giao thông thông minh

Trong tương lai gần, dịch vụ thanh toán không dừng bằng công nghệ RFID kết hợp cùng ví điện tử VETC hứa hẹn góp phần giúp ngành giao thông tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ.
ETC góp phần phát triển giao thông thông minh
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: