Ngân hàng cảnh báo lừa đảo hỗ trợ sinh trắc học, 3 điểm nhất định phải nhớ để không mất đống tiền

Lợi dụng tình huống khách hàng gặp khó khăn trong quá trình cập nhật thông tin sinh trắc học, có tình trạng đối tượng lừa đảo giả danh nhân viên ngân hàng liên hệ, đề nghị "hỗ trợ" cài đặt sinh trắc học...


Từ 1/7, người dân phải xác thực sinh trắc học (vân tay, nhận diện khuôn mặt) để chuyển tiền qua tài khoản trực tuyến hoặc nạp tiền vào ví điện tử từ 10 triệu đồng trở lên. Thanh toán trong ngày vượt quá 20 triệu đồng cũng phải được xác thực bằng sinh trắc học (có thể dùng căn cước công dân gắn chip, tài khoản VneID hoặc dữ liệu sinh trắc học lưu trong cơ sở dữ liệu của ngân hàng).


Hiện tại, nhiều ngân hàng Vietcombank, ViettinBank, BIDV, TPBank, Eximbank, VPBank, Techcombank... đều đã gửi thông báo cho khách hàng yêu cầu đăng ký sinh trắc học, đồng thời hỗ trợ khách hàng áp dụng quy định mới trong giao dịch.


Trong giai đoạn đầu triển khai, lợi dụng tình huống một số khách hàng gặp khó khăn trong quá trình thao tác cập nhật thông tin sinh trắc học, ngân hàng cho biết, đã có tình trạng các đối tượng lừa đảo giả danh nhân viên ngân hàng liên hệ, đề nghị "hỗ trợ" cài đặt sinh trắc học nhằm chiếm đoạt tài sản, thông tin của khách hàng…


Ngân hàng cảnh báo lừa đảo hỗ trợ sinh trắc học, 3 điểm nhất định phải nhớ để không mất đống tiền- Ảnh 1.

Ngân hàng hỗ trợ người dân cài đặt sinh trắc học.


Một số cách thức lừa đảo phổ biến


Liên hệ khách hàng bằng các hình thức như gọi điện, nhắn tin, kết bạn qua các mạng xã hội (Zalo, Facebook,…) để hướng dẫn thu thập thông tin sinh trắc học.


Lập nick gây nhầm lẫn như "Nhân viên Ngân hàng", "Hỗ trợ khách hàng... và trà trộn tương tác với những bình luận của khách hàng dưới các bài đăng trên trang mạng xã hội chính thức của ngân hàng để đề nghị khách hàng liên hệ riêng (inbox) nhằm dẫn dụ khách hàng để lừa đảo lấy thông tin dịch vụ ngân hàng của khách hàng.


Yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng, hình ảnh căn cước công dân, hình ảnh khuôn mặt của khách hàng… để được hỗ trợ, thậm chí đối tượng có thể yêu cầu cuộc gọi video để thu thập thêm giọng nói, cử chỉ. Đề nghị khách hàng truy cập vào đường link lạ để tải và cài đặt ứng dụng hỗ trợ thu thập sinh trắc học trên điện thoại… Sau khi lấy được thông tin của khách hàng, các đối tượng sẽ tiến hành chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng của khách hàng.


Ngân hàng Vietcombank khuyến cáo: Ngân hàng KHÔNG yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân qua các kênh như gọi điện, nhắn tin SMS, email, phần mềm chat (Zalo, Viber, Facebook messenger…).


Khách hàng tuyệt đối KHÔNG BẤM VÀO LINK, KHÔNG CUNG CẤP THÔNG TIN bảo mật tài khoản, dịch vụ ngân hàng số (tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP), dịch vụ thẻ (số thẻ, mã OTP), thông tin tài khoản hay bất cứ thông tin bảo mật dịch vụ ngân hàng, thông tin cá nhân nào khác.


Đồng thời, KHÔNG CHIA SẺ các thông tin cá nhân, thông tin dịch vụ ngân hàng, thông tin giao dịch ngân hàng… lên mạng xã hội để tránh bị đối tượng lừa đảo lợi dụng mạo danh ngân hàng/cán bộ ngân hàng liên hệ, yêu cầu được hỗ trợ hoặc yêu cầu cung cấp thông tin nhằm thực hiện các hành vi lừa đảo, gian lận và chiếm đoạt tiền trong tài khoản.


Trước những nguy cơ lừa đảo, VPBank cảnh báo, ngân hàng này chỉ triển khai thực hiện cập nhật sinh trắc học qua VPBank NEO và hỗ trợ hướng dẫn tại chi nhánh, phòng giao dịch VPBank trên toàn quốc.


Mọi hình thức khác như mời đăng nhập đường dẫn, gọi điện xưng là nhân viên ngân hàng để hỗ trợ, yêu cầu cài đặt ứng dụng không xác định... đều là hình thức giả mạo và tiềm ẩn nguy cơ rủi ro chiếm đoạt quyền sở hữu gây thất thoát tài sản ngân hàng của người dùng.


Agribank đồng thời cũng khuyến cáo, mỗi khách hàng chỉ cần cập nhật thông tin sinh trắc học một lần tại ngân hàng để đảm bảo an toàn cho tài khoản. Nếu có bất kỳ thay đổi nào, khách hàng có thể chủ động cập nhật bổ sung mà không bị giới hạn số lần.


Để bảo vệ thông tin cá nhân và tài khoản, khách hàng chỉ nên thực hiện cập nhật thông tin sinh trắc học qua các ứng dụng chính thức của Agribank (Agribank Plus, Agribank eBanking) hoặc trực tiếp tại các điểm giao dịch của ngân hàng. Tránh thực hiện qua bất kỳ trang web hay ứng dụng nào khác để phòng tránh rủi ro giả mạo và lừa đảo.


Lấy link







Ngan hang canh bao lua dao ho tro sinh trac hoc, 3 diem nhat dinh phai nho de khong mat dong tien


Loi dung tinh huong khach hang gap kho khan trong qua trinh cap nhat thong tin sinh trac hoc, co tinh trang doi tuong lua dao gia danh nhan vien ngan hang lien he, de nghi "ho tro" cai dat sinh trac hoc...

Ngân hàng cảnh báo lừa đảo hỗ trợ sinh trắc học, 3 điểm nhất định phải nhớ để không mất đống tiền

Lợi dụng tình huống khách hàng gặp khó khăn trong quá trình cập nhật thông tin sinh trắc học, có tình trạng đối tượng lừa đảo giả danh nhân viên ngân hàng liên hệ, đề nghị "hỗ trợ" cài đặt sinh trắc học...
Ngân hàng cảnh báo lừa đảo hỗ trợ sinh trắc học, 3 điểm nhất định phải nhớ để không mất đống tiền
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: