OpenAI cấm cửa hoàn toàn Trung Quốc: dùng VPN cũng không thể truy cập ChatGPT

Nhiều chuyên gia cho rằng thông báo chặn hoàn toàn truy cập từ Trung Quốc của OpenAI sẽ mang lại cơ hội lớn cho các mô hình AI nội địa của nước này.


OpenAI đang thực hiện các biện pháp bổ sung để hạn chế khả năng truy cập từ Trung Quốc vào công cụ trí tuệ nhân tạo của công ty, một bước đi cho thấy việc duy trì chính sách chặn người dùng đến từ các quốc gia và khu vực mà họ không hỗ trợ.


Các báo cáo cho biết, startup được Microsoft hậu thuẫn này đã gửi bản ghi nhớ tới các nhà phát triển tại Trung Quốc về kế hoạch chặn quyền truy cập của họ vào các công cụ và phần mềm AI từ tháng 7 tới đây.


Tuy nhiên điều này có thể mang lại lợi thế cho các công cụ AI nội địa của Trung Quốc, khi các công ty địa phương bao gồm Alibaba Group Holding Ltd. và Zhipu AI được Tencent Holdings Ltd. hỗ trợ đã đăng thông báo khuyến khích các nhà phát triển chuyển sang sử dụng sản phẩm của họ.


OpenAI sẽ chặn hoàn toàn truy cập từ Trung Quốc


OpenAI "cấm cửa" hoàn toàn Trung Quốc: dùng VPN cũng không thể truy cập ChatGPT- Ảnh 1.


"Chúng tôi đang thực hiện các bước bổ sung để chặn lưu lượng truy cập API từ các khu vực mà chúng tôi không hỗ trợ truy cập vào dịch vụ của OpenAI," một người phát ngôn của OpenAI cho biết trong một tuyên bố vào thứ Ba.


OpenAI hỗ trợ truy cập vào các dịch vụ của mình ở hàng chục quốc gia. Những người truy cập sản phẩm của họ ở các quốc gia không có trong danh sách, chẳng hạn như Trung Quốc, có thể bị chặn hoặc tạm ngừng tài khoản, theo hướng dẫn của công ty.


Không rõ điều gì đã thúc đẩy động thái này của OpenAI. Vào tháng 5, công ty khởi nghiệp của Sam Altman tiết lộ họ đã ngăn chặn ít nhất 5 chiến dịch gây ảnh hưởng bí mật trong những tháng qua, cho rằng các chiến dịch này đang sử dụng sản phẩm AI của họ để thao túng dư luận.


Thông báo của OpenAI cũng trùng với thời điểm khi áp lực ngày càng tăng từ Washington nhằm hạn chế quyền truy cập của Trung Quốc vào công nghệ trí tuệ nhân tạo cao cấp. Mặc dù OpenAI không chính thức có mặt ở Trung Quốc, nhưng nhiều nhà phát triển từ quốc gia này vẫn truy cập các công cụ của họ thông qua VPN và các công cụ khác.


Lệnh cấm có thể tác động đáng kể đến thị trường, dẫn đến việc các công ty khởi nghiệp nhỏ hơn xuất hiện trong "cuộc chiến trăm mô hình" phải rút lui. Ngoài ra cũng xuất hiện những lo ngại về việc liệu các mô hình mã nguồn mở khác, như Llama của Meta, cũng sẽ cắt đứt quyền truy cập cho các nhà phát triển Trung Quốc hay không.


OpenAI "cấm cửa" hoàn toàn Trung Quốc: dùng VPN cũng không thể truy cập ChatGPT- Ảnh 2.


Trong một động thái khác, Microsoft – hãng đỡ đầu cho OpenAI – vẫn duy trì quyền truy cập vào các mô hình OpenAI cho khách hàng đủ điều kiện ở Hồng Kông thông qua nền tảng đám mây Azure, không có thay đổi nào đối với các dịch vụ Azure OpenAI ở Hồng Kông. Điều này tiếp tục cung cấp cho một số nhà phát triển trong khu vực những công cụ họ cần.


Cơ hội cho các hãng AI nội địa của Trung Quốc


Trong khi đó, từ Baidu Inc. đến các công ty khởi nghiệp như Zhipu, các công ty Trung Quốc đang cố gắng phát triển các mô hình AI có thể sánh ngang với ChatGPT và các nhà tiên phong trong ngành khác của Mỹ. Bắc Kinh đang công khai khuyến khích các công ty địa phương đổi mới trong lĩnh vực AI, một công nghệ mà họ coi là quan trọng để củng cố vị thế kinh tế và quân sự của Trung Quốc.


Quyết định của OpenAI chặn quyền truy cập đối với các nhà phát triển tại Trung Quốc sẽ định hình lại bối cảnh AI trong khu vực. Các chuyên gia trong ngành và nhà phân tích tin rằng động thái này sẽ không cản trở mà thay vào đó sẽ đẩy nhanh sự phát triển của ngành AI Trung Quốc.


Zhou Hongyi, CEO của Qihoo 360, dự đoán rằng lệnh cấm sẽ thúc đẩy người dùng Trung Quốc hướng tới các mô hình AI địa phương. Qihoo 360 đã phát triển mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) của riêng mình. Mặc dù các dịch vụ của OpenAI chính thức không có sẵn ở Trung Quốc, các nhà phát triển đã sử dụng VPN và API để vượt qua hạn chế. Tuy nhiên, lệnh cấm mới đang thúc đẩy phản ứng nhanh chóng từ các công ty công nghệ Trung Quốc nhanh nhạy nắm bắt cơ hội.


OpenAI "cấm cửa" hoàn toàn Trung Quốc: dùng VPN cũng không thể truy cập ChatGPT- Ảnh 3.


Để phản ứng với lệnh cấm của OpenAI, một số công ty Trung Quốc đang cung cấp ưu đãi để thu hút các nhà phát triển. Ví dụ, Zhipu AI có trụ sở tại Bắc Kinh đã triển khai "kế hoạch chuyển nhà đặc biệt" để tạo điều kiện chuyển đổi sang nền tảng của họ.


Các công ty lớn như Alibaba, Baidu, Baichuan và 01.ai cũng đang cung cấp nhiều đặc quyền khác nhau, bao gồm giảm giá, quà tặng miễn phí và hỗ trợ kỹ thuật. Baidu đang cung cấp điều chỉnh mô hình AI miễn phí và 50 triệu token miễn phí, trong khi SenseTime Group Inc. đang cung cấp 50 triệu token miễn phí và Zhipu AI đang tặng 150 triệu token cùng với các buổi đào tạo.


Ngay cả như vậy, nhiều nhà phát triển Trung Quốc vẫn sẽ gặp nhiều thách thức khi không được tiếp cận các thuật toán AI cao cấp trên toàn cầu. Do vậy, nhiều chuyên gia cho rằng trong dài hạn, các hạn chế này sẽ khiến những mô hình AI của Trung Quốc mất đến 2 năm mới có thể bắt kịp các đối thủ đến từ Mỹ. Hơn nữa điều này còn có thể thúc đẩy các startup công nghệ Trung Quốc ra nước ngoài để tìm kiếm thị trường ổn định hơn.


Lấy link







OpenAI "cam cua" hoan toan Trung Quoc: dung VPN cung khong the truy cap ChatGPT


Nhieu chuyen gia cho rang thong bao chan hoan toan truy cap tu Trung Quoc cua OpenAI se mang lai co hoi lon cho cac mo hinh AI noi dia cua nuoc nay.

OpenAI "cấm cửa" hoàn toàn Trung Quốc: dùng VPN cũng không thể truy cập ChatGPT

Nhiều chuyên gia cho rằng thông báo chặn hoàn toàn truy cập từ Trung Quốc của OpenAI sẽ mang lại cơ hội lớn cho các mô hình AI nội địa của nước này.
OpenAI cấm cửa hoàn toàn Trung Quốc: dùng VPN cũng không thể truy cập ChatGPT
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: