Bộ TT&TT đề nghị các địa phương tạo điều kiện phát triển hạ tầng viễn thông

Nhấn mạnh sự cần thiết của việc phát triển hạ tầng viễn thông theo đúng tinh thần của Luật Viễn thông 2023, Bộ TT&TT vừa đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tạo điều kiện và hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông trên địa bàn.


"Quy hoạch hạ tầng TT&TT thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050", được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 1/2024 đã xác định định hướng phát triển mạng viễn thông băng rộng bảo đảm dung lượng lớn, tốc độ cao, công nghệ hiện đại, hạ tầng Internet vạn vật được tích hợp rộng rãi bảo đảm phát triển hài hòa, phục vụ tốt chuyển đổi số, chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và an ninh - quốc phòng.


Nhận thức rõ tầm quan trọng của hạ tầng số, hạ tầng viễn thông trong xây dựng chính phủ số, phát triển kinh tế số và xã hội số tại Việt Nam, thời gian qua Bộ TT&TT đã thường xuyên chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông đẩy mạnh phát triển hạ tầng số phục vụ chuyển đổi số quốc gia. Tính đến hết tháng 5/2024, đã có 81,7% hộ gia đình sử dụng cáp quang Internet băng rộng và 100% xã, phường, thị trấn kết nối Internet cáp quang. Internet băng rộng di động 4G đã phủ đến cấp thôn, bản đạt yêu cầu chất lượng dịch vụ theo quy chuẩn quốc gia.


W-tram BTS 1 1.jpg
Để phát triển hạ tầng số, triển khai thương mại hóa 5G, thời gian tới, các nhà mạng cần phát triển thêm nhiều trạm thu phát sóng thông tin di động - BTS tại các địa phương. Ảnh minh họa: Đ.Thọ

Tuy vậy, theo phản ánh của một số Sở TT&TT địa phương, trong bối cảnh các doanh nghiệp viễn thông đang thúc đẩy phát triển hạ tầng số, sớm thương mại hóa 5G, việc phát triển và quản lý hạ tầng viễn thông, đặc biệt là hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động đang phải đối mặt với một số khó khăn.


Cụ thể, có địa phương còn tình trạng một số cá nhân, đối tượng phản đối, cản trở việc lắp đặt trạm thu phát sóng thông tin di động - BTS mới. Theo phân tích của Cục Viễn thông (Bộ TT&TT), nguyên nhân chính là do các cá nhân, đối tượng chưa nhận thức được một cách đầy đủ về tầm quan trọng của hạ tầng viễn thông với sự phát triển kinh tế - xã hội.


Để hướng dẫn các địa phương thực hiện các quy định mới của Luật Viễn thông 2023 sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, đồng thời tháo gỡ khó khăn trong phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông tại các địa phương, Bộ TT&TT vừa chính thức đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tạo điều kiện, hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông.


Trong công văn mới gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ TT&TT chỉ rõ, viễn thông là ngành kinh tế kỹ thuật dịch vụ thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân, đồng thời là động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống nhân dân và bảo đảm quốc phòng, an ninh.


Luật Viễn thông 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 đã quy định: “Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, kinh doanh viễn thông để phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông băng rộng phổ cập, trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây theo hướng bền vững, hiện đại; hình thành hạ tầng số đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế số, xã hội số, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân”.


Luật Viễn thông 2023 cũng quy định “Bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông, an toàn thông tin mạng và an ninh thông tin là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trường hợp phát hiện hành vi cản trở việc xây dựng hợp pháp, hành vi phá hoại, xâm phạm cơ sở hạ tầng viễn thông, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo kịp thời cho UBND cấp xã hoặc cơ quan công an nơi gần nhất”; “Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, UBND các cấp, các cơ quan có liên quan, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm bảo vệ an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông, xử lý hành vi cản trở việc xây dựng hợp pháp, hành vi phá hoại, xâm phạm cơ sở hạ tầng viễn thông”.


Vì thế, Bộ TT&TT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo UBND cấp huyện, xã và các cơ quan có liên quan bảo vệ cơ sở hạ tầng viễn thông, xử lý hành vi cản trở việc xây dựng hợp pháp, hành vi phá hoại, xâm phạm cơ sở hạ tầng viễn thông. Việc xử lý các hành vi vi phạm về đảm bảo an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông được quy định tại khoản 3, điều 42 của Nghị định 15 năm 2020 của Chính phủ.


UBND các tỉnh, thành phố cũng được đề nghị chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho người dân biết kết luận của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về việc chưa có bằng chứng cho thấy sóng điện từ của các trạm BTS có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Đồng thời, ủng hộ xây dựng phát triển các trạm BTS nói riêng và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông nói chung phục vụ phát triển kinh tế số, xã hội số, chính phủ số.


Kế hoạch phát triển hạ tầng viễn thông Việt Nam giai đoạn 2024 - 2025 đặt mục tiêu đến hết năm 2025, toàn bộ hơn 27 triệu hộ gia đình toàn quốc có khả năng tiếp cận cáp quang khi có nhu cầu; 100% nhà văn hóa thôn, bản đã có điện lưới quốc gia có kết nối Internet cáp quang băng rộng; 100% thôn, bản đang lõm sóng và đã có điện lưới quốc gia được phủ sóng băng rộng di động. Theo thống kê, hiện còn hơn 5,4 triệu hộ gia đình chưa có cáp quang; Còn 2.052 thôn, bản không thuộc khu vực đặc biệt khó khăn, đã có điện lưới quốc gia, chưa có kết nối Internet cáp quang băng rộng đến nhà văn hóa thôn, bản; Còn 230 thôn, bản không thuộc khu vực đặc biệt khó khăn, đã có điện lưới quốc gia, chưa được phủ sóng băng rộng di động.







Bo TT&TT de nghi cac dia phuong tao dieu kien phat trien ha tang vien thong


Nhan manh su can thiet cua viec phat trien ha tang vien thong theo dung tinh than cua Luat Vien thong 2023, Bo TT&TT vua de nghi UBND cac tinh, thanh pho tao dieu kien va ho tro phat trien co so ha tang vien thong tren dia ban.

Bộ TT&TT đề nghị các địa phương tạo điều kiện phát triển hạ tầng viễn thông

Nhấn mạnh sự cần thiết của việc phát triển hạ tầng viễn thông theo đúng tinh thần của Luật Viễn thông 2023, Bộ TT&TT vừa đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tạo điều kiện và hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông trên địa bàn.
Bộ TT&TT đề nghị các địa phương tạo điều kiện phát triển hạ tầng viễn thông
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: