Sinh vật kỳ lạ dưới đáy đại dương đã tồn tại hơn 500 triệu năm

Không có vây hay vảy, cá mút đá Thái Bình Dương (Entosphenus tridentatus) trông giống những con giun đất khổng lồ đột biến màu hồng xám với nhiều chiếc răng mọc ra từ khoang miệng.


Sinh vật kỳ lạ dưới đáy đại dương đã tồn tại hơn 500 triệu năm - 1

Loài cá cổ đại này đã tồn tại trên Trái Đất hơn 500 triệu năm và có thể dài tới 64cm.


Mặc dù trông giống lươn nhưng chúng là một loại cá được gọi là cyclostome hay cá miệng tròn, sở hữu hộp sọ nhưng không có hàm.


Đặc điểm ấn tượng nhất của chúng là sở hữu loại chất nhờn có thể hạ gục một con cá mập. Chất nhờn này chỉ xuất hiện khi chúng bị tấn công. Khi kẻ săn mồi đến gần, cá mút đá Thái Bình Dương có thể phóng ra chất nhờn dính để gây tắc các mang thở của kẻ tấn công.


Tim Winegard, người đã nghiên cứu khả năng này của cá mút đá khi còn là sinh viên Đại học Chapman ở California, cho biết cá mút đá sở hữu các tuyến đặc biệt chứa các sợi chất nhờn và có thể lưu trữ khoảng 96 cm sợi chất nhờn trong mỗi milimet vuông da.


Khả năng đáng kinh ngạc này đã được thể hiện rõ ràng trong một vụ tai nạn giao thông năm 2017, khi một chiếc xe tải chở đầy cá mút đá Thái Bình Dương đang trên đường đến Hàn Quốc - nơi chúng được coi là đặc sản - bị lật trên đường cao tốc Oregon, khiến mặt đường phủ đầy chất nhờn.


Douglas Fudge, nhà sinh vật học tại Đại học Chapman, cho biết: "Chúng thường tạo ra chất nhờn để tự vệ trước những kẻ săn mồi, nhưng chúng cũng làm điều đó khi chúng căng thẳng và việc bị ném xuống đường cao tốc có thể coi là yếu tố gây căng thẳng đối với chúng".


Cá mút đá Thái Bình Dương là những kẻ ăn xác thối, đặc biệt là xác cá voi và các mô động vật khác lắng xuống đáy biển, góp phần gìn giữ sự sạch sẽ cho hệ sinh thái và luân chuyển các chất dinh dưỡng quanh vùng biển sâu.


Thị lực của chúng bị tiêu giảm nên phần lớn chúng dựa vào khứu giác để tìm thức ăn. Tuy vậy, chúng lại không đi kiếm ăn quá thường xuyên.


Winegard cho biết: "Ngay cả trong điều kiện nuôi nhốt, chúng tôi chỉ cần cho chúng ăn một lần mỗi ba đến sáu tháng".


Theo www.livescience.com







Sinh vat ky la duoi day dai duong da ton tai hon 500 trieu nam


Khong co vay hay vay, ca mut da Thai Binh Duong (Entosphenus tridentatus) trong giong nhung con giun dat khong lo dot bien mau hong xam voi nhieu chiec rang moc ra tu khoang mieng.

Sinh vật kỳ lạ dưới đáy đại dương đã tồn tại hơn 500 triệu năm

Không có vây hay vảy, cá mút đá Thái Bình Dương (Entosphenus tridentatus) trông giống những con giun đất khổng lồ đột biến màu hồng xám với nhiều chiếc răng mọc ra từ khoang miệng.
Sinh vật kỳ lạ dưới đáy đại dương đã tồn tại hơn 500 triệu năm
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: