Được đăng tải trên Chiphell - website chia sẻ trải nghiệm và đánh giá đồ công nghệ nổi tiếng tại Trung Quốc, đây là là những nhận định được người dùng này thu được sau khi tiến hành kiểm tra độ ổn định của hàng trăm CPU Intel Core i9-14900K và 13900K. Theo đó, thử nghiệm được thực hiện trong bối cảnh nhà sản xuất chip này chưa xác định được nguyên nhân cơ bản của các vấn đề ổn định ảnh hưởng đến một số dòng sản phẩm của mình.
Cụ thể, giới truyền thông thời gian gần đây đã liên tục báo cáo về hiệu suất không ổn định của các CPU thế hệ thứ 14 và 13 mới nhất của Intel khi chơi game hay sử dụng một số ứng dụng phầm mềm.
Nguyên nhân chính xác của vấn đề này chưa được xác định, tuy nhiên, các bản vá lỗi được triển khai bởi các nhà sản xuất bo mạch đã phần nào làm sáng tỏ vấn đề. Chẳng hạn, nó liên quan đến các bản phát hành BIOS, vốn khiến các con chip này hoạt động ở chế độ công suất "Cực đoan" thay vì tuân theo các giới hạn cơ bản do Intel đặt ra.
Kết quả bất ngờ khi thử nghiệm hàng trăm con chip đầu bảng của Intel
Được biết, người dùng kmdkai, hiện là chủ sở hữu một studio, đã mua nhiều CPU cho nhu cầu sử dụng riêng. Các hóa đơn do người này chia sẻ cho thấy, ít nhất hàng trăm CPU Intel Core i9-13900K và Core i9-14900K đã được mua và thử nghiệm. Các bo mạch chủ được studio sử dụng để thử nghiệm bao gồm các model Z790, B760, Z690 và B660 của ASUS.
Bản thân người dùng này cũng đã áp dụng một chuỗi các bài test nhằm đánh giá độ ổn định của các con chip với chế độ "Tự động" trong BIOS được các nhà sản xuất bo mạch cung cấp. Để được xếp hạng là "ổn định", một phần mềm được sử dụng trong chuỗi bài test sẽ yêu cầu mỗi CPU và PC phải vượt qua một loạt các bài kiểm tra nhất định.
Kết quả cho thấy, phần lớn các chip đều gặp phải vấn đề khi thử nghiệm. Tại chế độ Tự động được thiết lập trên bo mạch chủ ASUS, đa số CPU không đáp ứng được yêu cầu của bài kiểm tra.
Dựa trên các kết quả thu duoc, tỷ lệ xác suất liên quan đến độ ổn định của CPU, được liệt kê như sau:
- Intel Core i9-13900K - chế độ "Tự động -253W" - 40/50% (4/5 trong số 10 đơn vị là ổn định)
- Intel Core i9-13900K - chế độ "Giảm tải" - 50-60% (5/6 trong số 10 đơn vị là ổn định)
- Intel Core i9-13900K - bo mạch chủ B760/B660" - 60-70% (6/7 trong số 10 đơn vị là ổn định)
- Intel Core i9-14900K - chế độ Tự động - 253W" - 20% (2 trong số 10 đơn vị là ổn định)
- Intel Core i9-14900K - chế độ "Giảm tải" - khoảng 30% (3 trong số 10 đơn vị là ổn định)
- Intel Core i9-14900K - bo mạch chủ B760/B660 - 40% (4 trong số 10 đơn vị là ổn định)
Như vậy, trải nghiệm sử dụng trực tiếp CPU Intel thế hệ 13 và 14 ngay khi vừa mở hộp (tức còn mới 100%) hoàn toàn không tốt. Các báo cáo chỉ ra rằng các chip này có thể hoạt động bình thường trong một tuần hoặc hơn một tháng, nhưng thường xuyên gặp phải các vấn đề về sự ổn định.
Một nguyên nhân khiến bo mạch chủ dòng "Z" gây ra nhiều bất ổn hơn so với dòng "B" là do dòng "Z" được thiết kế cho việc tinh chỉnh và ép xung, với các giới hạn cao hơn được cài đặt sẵn. Trong khi đó, dòng "B" không hỗ trợ các tùy chọn ép xung CPU, do đó các giới hạn công suất được đặt gần hơn với các mức định sẵn cơ bản của Intel.
Ngoài ra, chất lượng của các CPU Intel thế hệ 13 và 14 đã qua sử dụng được cho là tốt hơn do điện áp cao hơn ngay từ khi xuất xưởng. Những chip có điện áp thấp hơn có thể được coi là "mẫu vàng" nhưng lại có nguy cơ gây ra nhiều vấn đề ổn định hơn. Vấn đề với các chip cũ hoặc đã qua sử dụng là hầu hết trong số chúng không đủ điều kiện để được bảo hành, đặc biệt là người mua ở Châu Á, cụ thể là Trung Quốc, thường bị từ chối yêu cầu bảo hành (RMA).
Thêm vào đó, thị trường Trung Quốc đang xuất hiện nhiều CPU giả Intel Core i9-14900K và Core i9-13900K, với điểm SP hoàn hảo 200 nhưng lại là các chip không có lõi. Chuyên gia ép xung nổi tiếng, SAFEDISK, đã phát hiện và xác nhận chúng là hàng giả.
Giải pháp của Intel là gì?
Việc phát hành chế độ công suất "Baseline" của Intel trong các bản cập nhật BIOS gần đây đã cho phép các bo mạch dòng "Z" có thể ổn định bằng dòng "B". Tuy nhiên, điện áp thấp hơn và giới hạn công suất cũng tạo ra sự khác biệt lớn về hiệu suất.
Thực tế cho thấy, CPU Intel Core i9 thế hệ 13 và 14 tiêu thụ lượng điện năng cực kỳ đáng kể, và việc giảm bớt điện năng này đã làm lộ ra hiệu suất kém, được báo cáo giảm tới 30% trong các ứng dụng đa luồng và 15% trong các trò chơi. Đây là sự khác biệt đáng kể.
Hơn nữa, các chỉ số hiệu suất của chính Intel được thực hiện với các chế độ "Cực đoan" hoặc "Tự động" không phản ánh chính xác hiệu suất thực tế, do chúng không ổn định và dẫn đến trải nghiệm sử dụng không thể chấp nhận được.
Cuối cùng, Zdnet Korea đã đăng một bản cập nhật mới từ một nhà sản xuất liên kết với Intel, tiết lộ rằng cả Intel và các nhà sản xuất bo mạch chủ vẫn chưa xác định được nguyên nhân của các vấn đề bất ổn ảnh hưởng đến CPU Intel thế hệ 13 và 14. Tuy nhiên, dự kiến một giải pháp chính thức hơn sẽ được công bố vào ngày 15/5. Hy vọng rằng đây sẽ là cách giải quyết thỏa đáng cho toàn bộ cuộc khủng hoảng này, mặc dù khả năng xảy ra điều này là nhỏ, vì các nhà sản xuất bo mạch cần phải áp dụng các chế độ cơ bản của CPU Intel từ những gì đã được biết qua các cuộc trao đổi với các nhà sản xuất bo mạch khác nhau.
Tham khao Wccftech
Lấy link