‘Cú sốc’ tại Mỹ của TSMC: Rào cản ngôn ngữ nghiêm trọng, lao động Mỹ sống nhờ google dịch, không được dùng điện thoại riêng, đa số đều từ bỏ trước khi hết khóa huấn luyện

TSMC nhận thức sâu sắc những khác biệt này.


Bruce từng nghĩ mình đã có một công việc đáng mơ ước sau khi nhận được tin nhắn LinkedIn từ một nhà tuyển dụng cho Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan TSMC. Khoảng thời gian trùng với thời điểm nhà sản xuất chip tiên tiến hàng đầu thế giới này đang chịu áp lực mở rộng năng lực sản xuất toàn cầu, sau khi đại dịch bộc lộ nhiều lỗ hổng sâu sắc trong chuỗi cung ứng.


Bruce làm việc như một kỹ sư bán dẫn. Nhà tuyển dụng giải thích rằng trước tiên, anh sẽ dành hơn một năm ở Đài Loan để tìm hiểu quy trình sản xuất phức tạp, sau đó, sẽ trở lại Arizona. Ở đó, tại một vùng ngoại ô của Phoenix, TSMC đang cho xây dựng một nhà máy mới để sản xuất con chip cung cấp năng lượng cho iPhone và máy bay chiến đấu Mỹ.


Tuy nhiên, trong 2 năm tiếp theo, Bruce vỡ mộng vì phải vật lộn với rào cản ngôn ngữ, thời gian làm việc dài và hệ thống phân cấp nghiêm ngặt. Nhà máy ban đầu dự kiến bắt đầu hoạt động vào năm 2024 cũng chậm tiến độ một cách đáng tiếc.


Những công nhân đồng hương khác cũng cùng chung quan điểm với Bruce. Họ phàn nàn về hệ thống phân cấp cứng nhắc, phản tác dụng, trong khi các kỹ sư người Đài Loan chê đồng nghiệp Mỹ là thiếu sự cống hiến và phục tùng.


Trong khi căng thẳng đang âm ỉ diễn ra tại nhà máy, TSMC tăng cường đầu tư và nhận được hàng tỷ USD tài trợ từ chính phủ. Không rõ liệu nhà máy này có thành công sản xuất những con chip tiên tiến hay không, nhất là khi nhiều người còn hoài nghi về năng lực những nhân công Mỹ.


Cơ sở TSMC nằm ở vùng ngoại ô phía bắc Phoenix được bao quanh bởi những ngọn đồi sa mạc. Tòa nhà văn phòng có tường bằng kính nằm cạnh một bãi đậu xe khổng lồ. Đài phun nước hình bánh bán dẫn silicon tròn được đặt ngay trước cổng cơ sở.


Gần đó, một số cơ sở sản xuất chưa hoàn thiện. Nếu xây dựng xong, toàn bộ khu phức hợp sẽ có tổng diện tích lên tới 1.100 mẫu Anh, tương đương 625 sân bóng đá.


Morris Chang là nhà sáng lập của TSMC. Sự nghiệp tận tâm đến mức đủ để ông trở thành huyền thoại, ngay cả khi đã nghỉ hưu. Trước đó, Chang đã dành 3 thập kỷ làm việc tại Mỹ, sau đó chuyển tới Đài Loan (Trung Quốc) với một nỗi ám ảnh kỳ lạ.


“Tôi muốn xây dựng nên một công ty bán dẫn vĩ đại”, ông nói.


Tham vọng này, dưới bàn tay Chang, được thực hiện rất khác biệt. Người ta sử dụng thiết bị có chip do TSMC sản xuất hàng ngày, song thực tế, tập đoàn này không hề thiết kế hay tiếp thị. TSMC chỉ đơn giản độc quyền sản xuất những con chip do khách hàng yêu cầu và bằng cách đó, không cần bận tâm quá nhiều đến việc vận hành các nhà máy chế tạo riêng biệt, đắt tiền và phức tạp.


Mô hình kinh doanh sáng tạo của Chang sau đó đã thay đổi toàn ngành công nghiệp chip, đồng thời đưa TSMC trở thành công ty không thể thiếu đối với nền kinh tế toàn cầu.


“Gần như không có ai có tầm ảnh hưởng lớn hơn Morris Chang”, Chris Miller, tác giả cuốn sách “Chip War”, viết.


TSMC kể từ đó đã phát triển thành một gã khổng lồ trị giá 660 tỷ USD, cho phép các nhà thiết kế chip “không tưởng” như Nvidia và Apple phát triển mạnh mẽ. Chìa khóa thành công được cho là nằm ở môi trường làm việc căng thẳng theo phong cách quân đội, tức các kỹ sư phải làm việc 12 giờ mỗi ngày và đôi khi cả cuối tuần.


Cuối những năm 2010, chính phủ nhận ra tầm quan trọng địa chính trị của ngành bán dẫn, đồng thời phát động cuộc đua thu hút những gã khổng lồ sản xuất chip. Vào khoảng năm 2019, chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu mời TSMC xây dựng một nhà máy lớn và tiên tiến hơn ở Mỹ, ngay khi đại dịch làm nổi bật những điểm yếu của chuỗi cung ứng. Sujai Shivakumar, giám đốc Dự án Đổi mới nước Mỹ tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, nói với Rest of World: “Thế giới đã thay đổi”.


Vào tháng 5 năm 2020, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ lúc đó là Keith Krach thông báo rằng TSMC đã đồng ý mở một cơ sở trị giá 12 tỷ USD ở Arizona. Nơi đây sẽ tạo ra hàng nghìn việc làm, thúc đẩy nghiên cứu tiên tiến và thu hút thêm nhiều công ty trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn chuyển đến Mỹ. Các con chip bước ra khỏi nhà máy dự kiến sẽ cung cấp năng lượng cho rất nhiều dòng điện thoại thông minh và máy bay chiến đấu F-35.


Khoản đầu tư của TSMC đã truyền cảm hứng cho các nhà hoạch định chính sách mở rộng ưu đãi cho toàn bộ ngành công nghiệp chip. Vào mùa hè năm 2022, chính quyền Tổng thống Joe Biden còn thông qua Đạo luật CHIPS, trong đó chỉ định 53 tỷ USD để phát triển ngành bán dẫn trong nước. Cuối năm đó, TSMC cho biết sẽ xây dựng nhà máy thứ hai tại Phoenix, nâng tổng vốn đầu tư lên 40 tỷ USD.


‘Cú sốc’ tại Mỹ của TSMC: Rào cản ngôn ngữ nghiêm trọng, lao động Mỹ sống nhờ google dịch, không được dùng điện thoại riêng, đa số đều từ bỏ trước khi hết khóa huấn luyện- Ảnh 1.

Rào cản ngôn ngữ nghiêm trọng tại TSMC.


Khi bà Nancy Pelosi đến thăm Đài Loan vào năm 2022, chủ tịch Chang đã nêu bật những thách thức mà Mỹ sẽ phải đối mặt. Ông cũng cảnh báo tình trạng thiếu nhân tài sản xuất cũng như việc các nhà quản lý Đài Loan sẽ giám sát lao động Mỹ khắt khe như thế nào. Mọi thứ đúng như những gì Morris Chang lường trước.


Vào năm 2021, khi quá trình xây dựng bắt đầu ở Arizona, TSMC đưa Bruce và khoảng 600 nhân viên người Mỹ đến Đài Nam và dành hơn 1 năm đào tạo tại Fab 18 - nhà máy sản xuất hàng loạt tiên tiến nhất.


Ngay khi đến nơi, Bruce cảm thấy choáng ngợp. Anh ngước nhìn hệ thống đường ray trên cao vận chuyển các tấm bán dẫn từ trạm này sang trạm khác, trong khi các công nhân mặc bộ đồ bảo hộ màu trắng duy trì hoạt động của máy móc. “Tôi thực sự có cảm giác như đang đi tham quan một loại sinh vật sống nào đó vĩ đại hơn con người; nó lớn hơn chúng tôi”, Bruce nhớ lại.


Tuy nhiên, thách thức đến ngay lập tức. Tại Fab 18, gần như mọi hoạt động giao tiếp đều diễn ra bằng tiếng Đài Loan và tiếng Quan Thoại. Người Mỹ cảm thấy khó hiểu và không thể trò chuyện với các kỹ sư địa phương.


Về lý thuyết, nhân công Mỹ như Bruce sẽ phải có một người bạn Đài Loan để hỗ trợ làm việc. Tuy nhiên, hầu hết đều cho biết họ quá bận để có thể giúp đỡ lẫn nhau. Nhiều người, bao gồm cả Bruce, đã phải sống dựa vào Google Dịch.


Văn hóa làm việc của TSMC nổi tiếng nghiêm ngặt. Chang, trong một bài phát biểu hồi năm ngoái, rằng: “Nếu một chiếc máy bị hỏng vào lúc 1 giờ sáng, công nhân Mỹ sẽ đến sửa vào sáng hôm sau. Tuy nhiên ở Đài Loan, chúng sẽ phải được sửa vào lúc 2 giờ sáng”.


Để tránh rò rỉ tài sản trí tuệ, nhân viên Mỹ bị cấm sử dụng thiết bị cá nhân. Thay vào đó, họ được cấp điện thoại của công ty, được mệnh danh là “điện thoại T”, không thể kết nối với hầu hết các ứng dụng nhắn tin hoặc mạng xã hội. Các nhà quản lý đôi khi còn áp dụng cái mà họ gọi là “các bài kiểm tra căng thẳng” để đảm bảo rằng người Mỹ có thể đáp ứng các yêu cầu như đồng nghiệp Đài Loan.


‘Cú sốc’ tại Mỹ của TSMC: Rào cản ngôn ngữ nghiêm trọng, lao động Mỹ sống nhờ google dịch, không được dùng điện thoại riêng, đa số đều từ bỏ trước khi hết khóa huấn luyện- Ảnh 2.

TSMC kể từ đó đã phát triển thành một gã khổng lồ trị giá 660 tỷ USD


TSMC đã cố gắng thu hẹp một số khác biệt về văn hóa. Sau khi thực tập sinh Mỹ yêu cầu liên lạc với gia đình và nghe nhạc tại nơi làm việc, TSMC đã nới lỏng tường lửa trên điện thoại T để cho phép tất cả nhân viên truy cập Instagram, YouTube và Spotify. Một số công nhân Đài Loan còn tham dự lớp học về văn hóa Mỹ để dễ dàng hỗ trợ đồng nghiệp.


Tuy nhiên, điều đó là chưa đủ. Nhiều nhân viên Mỹ vẫn bị loại khỏi các cuộc họp bằng tiếng Quan Thoại. Bản thân Bruce thì miêu tả việc đi làm chẳng khác gì đi học.


“Nó giống như môn toán ở trường vậy”, Bruce nói. “Bạn có thể xem giáo viên của mình làm 500 bài luyện tập trên bảng, nhưng nếu bạn không tự mình làm một số bài, bạn sẽ trượt bài kiểm tra”.


Một cựu kỹ sư người Mỹ cho biết đồng nghiệp địa phương gọi anh là “lợn trắng”, ám chỉ người này chỉ đến Đài Loan để ngủ.


“Họ đang cố gắng nhận định rằng người Mỹ chậm hơn vì khả năng kỹ thuật kém. Tôi thực sự không tin đó là sự thật”, một cựu nhân viên nói.


Ít nhất hàng chục thực tập sinh đã bỏ việc ngay trước khi kết thúc khóa đào tạo. TSMC đã công bố khoản tiền thưởng giữ chân định kỳ vào năm 2022. Bruce bắt đầu suy đoán rằng công ty chỉ thuê họ để đảm bảo nguồn tài trợ theo Đạo luật CHIPS.


Dẫu vậy, Bruce vẫn tiếp tục. Anh ấy muốn thấy một TSMC trở nên sống động ở Arizona.


“Nếu làm việc tại TSMC trong vài năm và có thể làm quen với văn hóa ở đây, bạn sẽ có thể gia nhập hầu hết các công ty bán dẫn khác”, Smitha Swain, người có bạn bè từng làm việc tại TSMC, cho biết.


Theo: Rest of World


Lấy link







‘Cu soc’ tai My cua TSMC: Rao can ngon ngu nghiem trong, lao dong My song nho google dich, khong duoc dung dien thoai rieng, da so deu tu bo truoc khi het khoa huan luyen


TSMC nhan thuc sau sac nhung khac biet nay.

‘Cú sốc’ tại Mỹ của TSMC: Rào cản ngôn ngữ nghiêm trọng, lao động Mỹ sống nhờ google dịch, không được dùng điện thoại riêng, đa số đều từ bỏ trước khi hết khóa huấn luyện

TSMC nhận thức sâu sắc những khác biệt này.
‘Cú sốc’ tại Mỹ của TSMC: Rào cản ngôn ngữ nghiêm trọng, lao động Mỹ sống nhờ google dịch, không được dùng điện thoại riêng, đa số đều từ bỏ trước khi hết khóa huấn luyện
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: