Điều gì biến Ấn Độ trở thành trung tâm thiết kế bán dẫn của thế giới?

Theo Chủ tịch Công ty bán dẫn Qualcomm chi nhánh Ấn Độ, quốc gia Nam Á đang và sẽ là trung tâm thiết kế chip với đội ngũ kỹ sư dồi dào.


Gã khổng lồ chip Mỹ thiết kế chất bán dẫn và các sản phẩm viễn thông không dây, nổi tiếng với bộ vi xử lý Snapdragon dùng trên một số model smartphone cao cấp chạy Android.


Giống như các nhà thiết kế chip khác, Qualcomm không tự sản xuất chip mà đặt hàng thông qua các xưởng đúc như TSMC, Samsung hay GlobalFoundries.


Hiện Ấn Độ cũng là nơi có nhiều kỹ sư đảm nhận công việc thiết kế chip toàn diện nhất của Qualcomm.


Theo Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn, quá trình thiết kế chip “rất phức tạp” và đòi hỏi “nhiều năm R&D, đầu tư hàng trăm triệu USD và hàng nghìn kỹ sư”.


107404295 1713759402593 gettyimages 1231033276 india dixon smartphones.jpeg
Ấn Độ đặt mục tiêu trở thành một trong năm nhà sản xuất bán dẫn lớn nhất toàn cầu trong 5 năm tới. Ảnh: CNBC

Là một phần không thể thiếu trong quy trình sản xuất chất bán dẫn, thiết kế chip xác định các yêu cầu đối với kiến trúc và hệ thống của chip cũng như cách bố trí các mạch riêng lẻ trên vi xử lý.


Đầu năm nay, Qualcomm nói rằng họ đang lên kế hoạch xây dựng trung tâm thiết kế mới tập trung vào công nghệ không dây tại Channai trị giá 21,3 triệu USD - động thái cho thấy cam kết của công ty này với tầm nhìn của New Delhi về “Make in India” (Sản xuất tại Ấn Độ) và “Design in India” (Thiết kế tại Ấn Độ).


“Cách đây 20 năm, chúng tôi đã thấy Ấn Độ là một trung tâm R&D xuất sắc và có nguồn nhân lực dồi dào”, Savi Soin, Chủ tịch Qualcomm Ấn Độ nói với CNBC.


Cú hích với lĩnh vực chip


Tham vọng bán dẫn của Ấn Độ đã đạt được những bước tiến lớn khi chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi phê duyệt 3 nhà máy bán dẫn ở Gujarat và Assam với khoản đầu tư hơn 15 tỷ USD.


Ấn Độ không giấu tham vọng trở thành trung tâm chip lớn để cạnh tranh với Mỹ, Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc, đồng thời đang thu hút các nhà sản xuất chip nước ngoài thiết lập hoạt động tại nước này. New Delhi đặt mục tiêu góp mặt trong top 5 nhà sản xuất bán dẫn hàng đầu thế giới trong 5 năm tới.


Trong khi đó, các quốc gia như Ấn Độ sẽ được hưởng lợi khi các nhà sản xuất chip toàn cầu tìm cách đa dạng hóa hoạt động trong bối cảnh bất ổn địa chính trị ngày càng gia tăng.


Để tăng cường năng lực sản xuất trong nước và xuất khẩu, Ấn Độ đã công bố các ưu đãi liên quan đến sản xuất trị giá hàng tỷ USD để “thu hút đầu tư” vào các lĩnh vực then chốt và công nghệ tiên tiến cũng như đưa Ấn Độ trở thành “một phần không thể thiếu của chuỗi giá trị toàn cầu”.


Ngoài Qualcomm, Apple cũng là một trong những công ty đa dạng hoá mạnh mẽ hoạt động sản xuất tại Ấn Độ khi cạnh tranh Mỹ - Trung không có dấu hiệu hạ nhiệt.


Theo báo cáo của Bloomberg, gã khổng lồ công nghệ Cupertino hiện lắp ráp khoảng 14% số iPhone của mình tại Ấn Độ, gấp đôi số lượng sản xuất ở đó vào năm ngoái.


Vào tháng 2, Nikkei Asia cũng đưa tin, Google có kế hoạch bắt đầu sản xuất điện thoại thông minh Pixel ở Ấn Độ vào quý II tới đây.









Dieu gi bien An Do tro thanh trung tam thiet ke ban dan cua the gioi?


Theo Chu tich Cong ty ban dan Qualcomm chi nhanh An Do, quoc gia Nam A dang va se la trung tam thiet ke chip voi doi ngu ky su doi dao.

Điều gì biến Ấn Độ trở thành trung tâm thiết kế bán dẫn của thế giới?

Theo Chủ tịch Công ty bán dẫn Qualcomm chi nhánh Ấn Độ, quốc gia Nam Á đang và sẽ là trung tâm thiết kế chip với đội ngũ kỹ sư dồi dào.
Điều gì biến Ấn Độ trở thành trung tâm thiết kế bán dẫn của thế giới?
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: