Không phải tự nhiên mà chúng ta hay đùa nhau “phải dùng mạng 4G trong chính ngôi nhà của mình” mỗi khi đứt cáp. Bạn có để ý rằng, dù Việt Nam hiện vẫn đang đứt cả 5 đường cáp biển đi quốc tế nhưng khi bật 4G, 5G trên điện thoại vẫn có thể truy cập internet với tốc độ gần như bình thường, không chậm trễ?
Câu trả lời thực ra rất đơn giản: Các nhà mạng luôn ưu tiên đường truyền cho mạng internet di động. Lý do lớn là bởi các gói cước này thường có giá khá cao mà vẫn bị giới hạn lưu lượng. Từ đó, nhà mạng có thể kích thích người dùng đăng ký sử dụng thêm gói cước di động để tăng nguồn thu. Ngược lại, khi đăng ký internet cố định, bạn chỉ bị giới hạn băng thông, còn lưu lượng thì luôn mặc định là không giới hạn, không mang lại lợi ích cho các nhà mạng.
Ngoài ra, cũng cần biết rằng cáp quang biển dù bị “đứt” nhưng thực tế không đứt hẳn mà vẫn có thể duy trì 1 phần nhỏ lưu lượng internet so với trước đó. Đồng thời, các nhà mạng cũng có thể tăng cường kết nối trở lại bằng cách chuyển sang sử dụng các đường cáp đất liền. Vì thế mà thời gian gần đây, dù thông báo đứt cáp liên tục nhưng kết nối internet thực ra vẫn không đến nỗi quá tệ như xưa, đặc biệt là khi dùng 4G/5G trên các thiết bị di động.
Dùng 4G/5G thay mạng cố định sao cho tiết kiệm?
Thông thường, các gói cước đăng kí theo SIM sẽ có giá vài chục đến hơn 100.000đ mỗi tháng để đổi lấy lưu lượng từ 2 - 4GB, không cộng dồn các tháng với nhau. Người dùng sẽ phải đăng ký thêm để tiếp tục sử dụng nếu phần lưu lượng này đã hết, hoặc chuyển sang dùng data với tốc độ siêu chậm.
Cách này vẫn có thể áp dụng nếu bạn không muốn chi quá nhiều tiền vào internet mỗi năm. Nếu bắt buộc phải dùng gói 4G/5G giới hạn lưu lượng, hãy cố gắng hạn chế stream nhạc, video để tránh tình trạng cạn sạch lưu lượng chỉ sau 1 - 2 ngày, đồng thời bật chế độ tiết kiệm dữ liệu thường đã tích hợp sẵn trong smartphone để hạn chế các ứng dụng tự chạy nền và truy cập vào internet.
Bên cạnh đó, bạn có thể cân nhắc chuyển sang dùng các loại gói cước và SIM không giới hạn dữ liệu. Giá của các loại SIM này vào khoảng 500.000 - hơn 1 triệu đồng khá cao, nhưng nếu tính theo năm thì vẫn rất hời vì hoàn toàn có thể thay thế mạng internet cố định.
Ví dụ, SIM Data 12 tháng của Wintel giá 599.000đ, chia đều ra thì mỗi tháng chỉ vào khoảng 50.000đ mà có thể truy cập internet thoải mái chưa kể ưu đãi tặng thêm 2 tháng sử dụng và có hỗ trợ đăng ký SIM dùng rất tiện. Hay như SIM 4G không giới hạn của Vinaphone giá 650.000đ, sử dụng trong 420 ngày với lưu lượng thoải mái, không bị bóp băng thông, hạn chế tình trạng nghẽn mạng giờ cao điểm.
Ngoài ra, cũng có 1 vài nhà mạng hỗ trợ các gói cước không giới hạn lưu lượng nhưng sẽ hạn chế tốc độ sau 1 mốc nào đó. Ví dụ, có loại SIM 4G Viettel mỗi tháng có 5GB lưu lượng tốc độ tối đa, khi đã dùng hết 5GB này vẫn có thể truy cập với tốc độ chỉ còn 32Kbps, đủ để nhận và nhắn tin đơn giản.
Lấy link