Tờ Nhân dân Nhật báo trực tuyến (Trung Quốc) đưa tin vào ngày 2/12, máy khoan đường hầm (TBM) đầu tiên "Jianghan Pioneer (Giang Hán tiên phong)" của dự án chuyển hướng sông Dương Tử và bổ sung nước cho sông Hán Giang đã được hạ thủy thành công tại hầm công trình xây dựng số 8, số 4. Sự kiện này đánh dấu dự án dẫn dòng và bổ sung sông đã chính thức bước vào giai đoạn thi công mới.
Dự án chuyển nước từ sông Dương Tử sang sông Hán Giang là dự án tiếp theo nằm ở tuyến trung tâm của chuỗi dự án Dự án chuyển nước từ Nam ra Bắc (Nam thủy Bắc điều), được cho là sẽ giúp tối ưu hóa thủy điện và khả năng ứng phó với lũ lụt, hạn hán của Trung Quốc.
Dự án Nam thủy Bắc điều hoàn chỉnh ước tính có chi phí khoảng 62 tỷ USD, gấp đôi so với đập Tam Hiệp từng gây tranh cãi của Trung Quốc.
TBM "Jianghan Pioneer" là máy khoan hầm đầu tiên được đưa vào sử dụng thực tế của nhằm chuyển hướng dòng sông Dương Tử và bổ sung nước cho sông Hán Giang.
Cỗ máy này dài khoảng 160 mét và nặng khoảng 2.800 tấn. Thiết bị được trang bị hệ thống dự báo địa chất toàn diện, hệ thống giám sát tình trạng và hao mòn dụng cụ, hệ thống đánh giá và cảnh báo sớm kẹt lá chắn... và có thể đối phó hiệu quả với các điều kiện địa chất phức tạp như chôn sâu dọc tuyến, nước bên ngoài cao áp lực, bùn và nước dâng đột ngột và biến dạng lớn của đá mềm.
Đồng thời, thiết bị này còn đột phá về công nghệ khi có thể thực hiện đồng thời việc đào hầm và lắp ráp các phân đoạn, hiệu quả thi công có thể tăng từ 20% đến 40%.
Được biết, tính đến ngày 2/12, đường hầm chính của Dự án chuyển dòng sông Dương Tử và sông Hán Giang đã được đào hơn 3,3 km, tổng số hầm nhánh dọc tuyến đã được đào hơn 14,9 km. 4 trong số 10 thiết bị TBM đã được hoàn thành để đưa vào sử dụng thực tế và nhiều thiết bị khác sẽ được hoàn thiện vào cuối năm nay, hoàn thành việc nghiệm thu thực tế đối với 2 thiết bị.
Lấy link