Lạng Sơn: đẩy mạnh tiêu thụ nông sản bằng chuyển đổi số

Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, mua - bán hàng theo hình thức livestream, nhiều mặt hàng nông sản của Lạng Sơn đã được quảng bá rộng rãi trên khắp cả nước.


Ứng dụng công nghệ trong kinh doanh nông sản


Từ năm 2020, ngay khi mới thành lập, một số thành viên hợp tác xã (HTX) Nông trang sinh thái Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình đã thực hiện bán hàng theo hình thức livestream trên trang Facebook cá nhân của mình.


Năm 2023, việc livestream bán hàng tiếp tục được các thành viên thực hiện trên trang Fanpage HTX Nông trang sinh thái Mẫu Sơn và mở rộng sang nền tảng mạng xã hội TikTok. Kể từ đó đến nay, trung bình mỗi tuần, các thành viên duy trì livestream bán hàng 1-2 buổi với những ưu đãi dành cho các khách hàng đặt mua trực tiếp trên sóng với các sản phẩm như: chanh rừng, mật ong rừng, gà 6 ngón, rượu men lá.


Việc đẩy mạnh kinh doanh qua các sàn thương mại điện tử, đặc biệt qua hình thức livestream đã làm tăng số lượng đơn hàng của HTX so với các hình thức bán hàng thông thường. Theo thông tin từ HTX, nếu như giai đoạn năm 2020 - 2022, doanh thu trung bình của HTX đạt trên 50 triệu đồng/năm thì hiện nay, con số này đã lên đến trên 150 triệu đồng/năm.


Là một trong những tiểu thương được nhiều người tiêu dùng trên cả nước biết đến trong thời gian gần đây qua việc livestream bán hàng nông sản, bà Đặng Thị Thơ, xã Cai Kinh, huyện Hữu Lũng cho biết, từ khi bắt đầu thực hiện livestream trên nền tảng TikTok để bán nông sản, sản phẩm OCOP Lạng Sơn, tài khoản của bà đã có hơn 93.000 người theo dõi.


Đều đặn mỗi ngày, bà Thơ thực hiện 2 phiên livestream vào buổi sáng và buổi tối, thu hút trung bình 500 người xem. Tiêu biểu, tháng 5/2024, phiên livestream bán sản phẩm thạch đen nhận được hơn 150 đơn hàng từ người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.


Theo đó, trong năm 2024, Sở TT&TT Lạng Sơn đã tổ chức 11 lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực số, kỹ năng số cho trên 6.000 thành viên thuộc, 1.622 tổ công nghệ số cộng đồng tại 11 huyện, thành phố. Trong chương trình bồi dưỡng, tập huấn có nội dung về việc sử dụng cửa hàng số, hoạt động mua, bán qua các nền tảng mạng xã hội, gồm cả hình thức livestream.


Tạo điều kiện cho nông dân ứng dụng công nghệ trong bán hàng


Ông Từ Như Hiển - Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Văn Lãng cho biết, phòng đã phối hợp với Trung tâm Phát triển thương mại điện tử trực thuộc Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn kinh doanh qua mạng xã hội cho gần 100 đại biểu đại diện cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn huyện.


Nội dung tập huấn là áp dụng các phương pháp kinh doanh mới qua các nền tảng mạng xã hội, trong đó tập trung hướng dẫn bán hàng theo hình thức livestream. Đồng thời, tham mưu đưa hoạt động livestream bán hàng nông sản vào khuôn khổ lễ hội Hồng vành khuyên do UBND huyện Văn Lãng tổ chức. Hoạt động vừa nhằm mục đích quảng bá nông sản đặc trưng của huyện, vừa là cơ hội để các tiểu thương trên địa bàn huyện thực hành kỹ năng bán hàng livestream.


Theo đó, với 2 phiên livestream được tổ chức tại vườn hồng của HTX Nông sản Toàn Thương và tại gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP, đã có khoảng 500.000 lượt tiếp cận, doanh số bán hàng khoảng 200 triệu đồng.


anh 1.png
Nông dân Lạng Sơn bán na Chi Lăng trên nền tảng TikTok. Ảnh: Đ.X

Hiện nay, Tổng Cục thuế đã thực hiện việc kê khai thuế đối với các hộ kinh doanh trên sàn thương mại điện tử và kết nối với Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn để thực hiện việc thu thuế theo đúng quy định. Do đó, để đảm bảo kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử và nền tảng mạng xã hội theo đúng quy định của pháp luật, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân cần nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế.


Ông Liễu Anh Minh - Phó Giám đốc Sở Công thương Lạng Sơn cho biết, trong thời gian tới, Sở Công Thương cùng các cơ quan liên quan như Cục Thuế tỉnh, Cục Quản lý thị trường sẽ tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện kinh doanh trên sàn thương mại điện tử qua việc kiểm tra, giám sát trực tiếp trên các sàn thương mại điện tử, nền tảng mạng xã hội, trong đó có livestream bán hàng.


Ngoài ra hiện nay, một số sàn thương mại điện tử, nền tảng mạng xã hội cũng đặt ra những tiêu chuẩn cụ thể đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện kinh doanh nhằm đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng và quản lý chặt chẽ về chất lượng đơn hàng dựa theo đánh giá của người mua hàng. Vì vậy, các tổ chức, cá nhân cần đảm bảo nêu cao trách nhiệm, uy tín đối với người tiêu dùng về các sản phẩm cung cấp ra thị trường để hoạt động kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử, nền tảng mạng xã hội phát huy hiệu quả và đúng theo quy định của pháp luật.


Sự phát triển mạnh mẽ của hình thức livestream bán hàng đã từng bước thay đổi thói quen mua hàng của người tiêu dùng hiện đại. Được sự hỗ trợ từ các cấp, ngành, hình thức bán hàng qua livestream hứa hẹn tiếp tục phát triển, qua đó tiếp tục góp phần quảng bá, mở rộng thị trường, thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm nông sản đặc trưng của Lạng Sơn trong thời gian tới.


Phạm Công









Lang Son: day manh tieu thu nong san bang chuyen doi so


Cung voi su phat trien cua thuong mai dien tu, mua - ban hang theo hinh thuc livestream, nhieu mat hang nong san cua Lang Son da duoc quang ba rong rai tren khap ca nuoc.

Lạng Sơn: đẩy mạnh tiêu thụ nông sản bằng chuyển đổi số

Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, mua - bán hàng theo hình thức livestream, nhiều mặt hàng nông sản của Lạng Sơn đã được quảng bá rộng rãi trên khắp cả nước.
Lạng Sơn: đẩy mạnh tiêu thụ nông sản bằng chuyển đổi số
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: